PHƯỚC ĐỨC VÔ HÌNH

Phước là vô hình, không ai nhìn thấy, nhưng khi nhìn thấy:

  • Người giầu sang.
  • Người thông minh, tài giỏi.
  • Người có quyền chức.
  • Người có uy đức.
  • Người có hình tướng đẹp.
  • Người có giọng nói hay, giọng hát hay.
  • Người luôn khoẻ mạnh bình an.
  • Gia đình hoà thuận…
    Thì đó là biểu hiện của người có phước.
    Tại sao người có phước?
    Có rất nhiều nguyên nhân, vì luật nhân quả rất công bằng, vi diệu, sâu
    sắc, ta không hiểu hết được, chỉ nghe thấy giảng và nhớ được chút ít là:
    1.Người năng bố thí là được phước giầu.
    2.Người tôn kính bậc đáng kinh .
    Tận tình dậy bảo người khác.
    Các kiếp quá khứ có tu thiền định theo Đức Phật, tôn kính Phật.
    Hoặc trong khó khăn gian nan, tìm cách cứu trợ nhau…
    Người đã gieo nhưng nguyên nhân trên trong quá khứ thì kiếp hiện tại
    được thông minh tài giỏi.
    Người không biết đạo, do cuộc sống sinh nhai, cứ mải mê đi kiếm tiền,
    tích tiền, nhưng ít phước, phước cạn thì làm mãi cũng không giầu. Người
    nghèo, muốn thoát nghèo thì phải biết làm phước, không có tiền của thì bố
    thí công sức, ai cần giúp đỡ sẵn lòng giúp đỡ, hoặc dùng lời nói để chia sẻ
    yêu thương, hoặc đi chùa lễ kính Phật, cúng dường với đồng bạc lẻ ít ỏi, dần
    dần tích phước, làm ăn sẽ khá lên.
    Người biết đạo thì lúc nào cũng năng làm phước. Nhưng làm phước cũng
    cần có trí tuệ.
  • Người năng bố thí cúng dường, mong cầu giầu có mà không tu đạo đức,
    quả báo đến được hưởng giầu có, giầu có rồi sinh ra hưởng thụ, con cái ỉ lại,
    không học hành tử tế, đua đòi hưởng thụ thì sinh ra hoạ, và phước này
    hưởng dần cũng hết.
  • Người tu thật tâm, tu chân chính cần hiểu rõ điều này, làm phước rất
    nhiều nhưng không mong cầu hưởng phước.
    Làm phước với tâm từ bi, yêu thương cứu độ chúng sinh.
    Làm phước rất nhiều nhưng không chấp công.
    Khi làm phước với tâm như vậy thì phước thành phước vô lậu tu thiền
    mới có kết quả và tâm linh mới khai mở.
    Bi Trí
    Namo Buddhaya

ĐỨC PHẬT DẠY LA HẦU LA

1) Này La Hầu La! con hãy học Cách Hành Xử Của Đất:
Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như
hương hoa, nước ngọt, sữa thơm… hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như
máu mủ, nước tiểu phân rác… thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách
rất thản nhiên, không vướng mắc, tự hào, cũng không oán hờn tủi nhục…
Tại sao? Tại vì đất là địa đại có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và
chuyển hoá.
Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất, thì con cũng có thể tiếp nhận và
chuyển hoá tất cả mọi bất công, oan ức… và những thứ ấy không thể làm
cho con buồn tủi và khổ đau.
2) Này La Hầu La! con hãy học Cách Hành Xử Của Nước:
Dù người ta có đổ xuống nước những chất thơm tho đẹp đẽ… hoặc giặt
rửa trong nước những thứ dơ bẩn, hôi hám… thì cũng không vì thế mà nước
bị vướng mắc, tự hào, hoặc cảm thấy oán hờn và tủi nhục… Tại sao? Tại vì
nước là thuỷ đại có dung tích rộng lớn, có khả năng lưu chuyển, có thể tiếp
nhận và chuyển hoá tất cả những gì đã tiếp nhận. Nếu Tâm con rộng lớn bao
la vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi
bất công, oan ức… và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con đau khổ và
buồn tủi.
3) Này La Hầu La! con hãy học Cách Hành Xử Của Gió:
Gió có thể tiếp nhận, thổi và di chuyển mọi mùi hương… dù thơm, dù
thối mà không bị vướng mắc, tự hào, buồn khổ, hay tủi nhục… Tại sao? Tại
vì gió là phong đại có dung tích rộng lớn, có khả năng di động phi thường.
Nếu Tâm con có khả năng chuyển hoá và di động, thì con cũng có thể tiếp
nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất công và oan ức… mà kẻ khác trút lên con
và những thứ ấy không thể làm xáo trộn được sự bình an và hạnh phúc trong
con.
4) Này La Hầu La! con hãy học Cách Hành Xử Của Lửa:
Lửa có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ, dù là những cái xấu dơ bẩn…
lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ, chán chường. Tại
sao? Tại vì lửa là hoả đại có dung tích rộng lớn, có khả năng thiêu đốt và
chuyển hoá tất cả nhưng gì người ta đem tới. Nếu Tâm con không kỳ thị,
không vướng mắc, con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hoá tất cả mọi bất
công, oan ức… và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn hạnh phúc
và bình an trong con.
Nguyện cho tất cả chúng sanh luôn tràn đầy tình thương, không oan trái
lẫn nhau, thoát khổ thân tâm, luôn được nhiều an lành, luôn được thành tựu
tâm nguyện riêng.
ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ ĐỜI

ANH LÀ AI ?

Tại sân bay Kennedy ở Mỹ, một phóng viên đã tiến hành cuộc phỏng vấn
truyền hình.
Anh đặt câu hỏi cho những người đi qua:

“Theo bạn thứ gì đáng sợ nhất trên đời?”
Có người nói “chiến tranh”, người khác nói “sự nghèo đói, bệnh tật, sự
phản bội”…
Khi thấy một tu sĩ Phật giáo, Thiền Sư Seung Sahn, phóng viên liền đưa
câu hỏi này cho ông.
Thay vì trả lời, thiền sư lại hỏi:

“Anh là ai?”

“John Smith” – Phóng viên nói.

“Đây là tên của anh, nhưng anh là ai?”

“Tôi là một phóng viên truyền hình…”

“Đó là công việc của anh, nhưng anh là ai?”
Bắt đầu căng thẳng, rồi anh ta kết luận:

“Nói cho cùng, tôi là một con người!”
Vị thiền sư nhã nhặn đáp lời:

“Đó là tên gọi phân biệt loài người và loài vật, nhưng còn anh là ai?”
Đến đây thì người phóng viên trở nên bối rối, và không biết phải trả lời
câu hỏi “mình là ai – tưởng chừng rất đơn giản của vị thiền sư.
Vị thiền sư liền ôn tồn và đầy sự tinh tế với một nụ cười:

“Không biết mình là ai, đây chính là điều đáng sợ nhất trên đời!”
SƯU TẦM

BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI NGÀY ẤY ĐẾN ?

Già bệnh chết là một phần của cuộc sống. Khi chúng đến, tốt hơn hết bây
giờ là nhìn nhận cái chết như một phần của cuộc sống, sớm trễ gì nó cũng
đến. Giờ đây quan trọng là lúc chúng ta đang sống cuộc sống hằng ngày
phải thật ý nghĩa. Có nghĩa là hãy giúp người khác ngay khi có thể. Nếu
không, ít nhất là hạn chế việc làm hại người khác. Đó là một đời sống có ý
nghĩa. Đến khi cái chết đến, bạn sẽ không còn lo lắng gì cả.
“ Tôi mang đến cho tôi một cuộc sống đầy hiền hậu, chân thật và từ bi, và
tôi đã làm một số việc tốt cho nhiều người “. Sau đó khi cái chết đến bạn sẽ
cảm thấy hạnh phúc.
Theo truyền thống tôn giáo khác, nếu có Chúa, Chúa sẽ gia hộ bạn. Nếu
không có Chúa, thì chính chúng ta là người tự tạo nên cuộc đời mình. Đó là
định hướng cho một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là sự bảo đảm cho kiếp sống
kế tiếp sẽ được hạnh phúc và tốt đẹp. Đó là truyền thống tôn giáo vô thần.
Không có đấng sáng tạo nhưng chính ta là người tạo nên cuộc đời của mình.
Nó giống như kiếp sống chúng ta sau này phụ thuộc một phần vào kiếp sống
trước đó. Việc học hỏi, kết hợp với thực tập mang đến một kết quả tốt trong
kiếp sống của bạn sau này.
Dùng cuộc sống này, giúp đỡ, mang những điều tốt đẹp đến những người
khác, sống từ bi hơn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống sau này. Vì thế, cái
chết là một thứ gì đó kiểu như thay quần áo vậy. Áo quần trở nên bẩn, cũ
thì đó là lúc để thay đổi.
Tương tự thân thể này trở nên quá già nua, đó là lúc để thay đổi một thân
khác. Nên nhìn nhận theo hướng này. Nếu không, cái chết là một cái gì đó
huyền bí và đen tối, bạn có thể cảm thấy quá nhiều lo lắng và sợ hãi. Hãy
sống một đời sống thật ý nghĩa. Đó là một sự bảo đảm cho một cái chết không
còn hối tiếc.

Với một bàn tay rộng mở.
Có lần tôi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ như vầy, “Nếu ta có được một
tôn giáo thì tốt. Nhưng thật ra là nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng
vẫn có thể xoay xở được. Còn nếu như không có những tính chất căn bản
của con người, như là tình thương, tâm từ, lòng tử tế, thì chúng ta sẽ không
thể nào tồn tại được.”
Tôi nghĩ những điều Phật dạy cũng chỉ là làm sao để giúp mình tiếp xúc
lại được những cái hay đẹp căn bản ấy trong ta! Thực hành được bấy nhiêu
thôi, tình thương, tâm từ, lòng tử tế, là ta cũng có thể chuyển hóa được biết
bao nhiêu khổ đau cho mình và người chung quanh rồi phải không bạn?
Trong kinh có ghi Phật vẫn thường nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy
chúng ta với một bàn tay rộng mở, “Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong
cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn.
Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất
cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.”
Phật trao cho chúng ta những gì Ngài biết với một bàn tay mở rộng, minh
bạch, không dấu diếm, không mang ẩn ý. Tình thương, tâm từ, lòng tử tế.
Có lẽ nếu như chúng ta thôi đừng suy luận hay tìm cầu xa xôi, chỉ cần mở
rộng lòng mình ra để tiếp nhận mà thôi, ta sẽ chứng nghiệm được một niềm
hạnh phúc sâu xa, an vui sâu sắc, và con đường của mình đi bao giờ cũng
được che chở bởi bóng mát của một tình thương lớn.
Ngài Dalai-Lama

CƠ HỘI MANG TÊN LÀ NGÀY MAI

Lo lắng không giúp được gì, bởi lo lắng giống như đang ngồi trên chiếc
ghế bấp bênh. Nó làm cho bạn bận rộn nhưng chẳng đưa bạn nhích được tí
nào. Lo lắng chỉ làm tổn giảm sức khoẻ, tinh thần, tiêu hao năng lượng mà
chẳng đem lại kết quả nào cả. Lo lắng là một chướng ngại. Do vậy, tự rèn
mình trong từng tình huống gặp phải, tập giữ tâm bình thản, sáng suốt để
nhìn nhận, xử lý từng gút thắt một trước khi chúng đan kết, quyện chặt vào
nhau để trở thành mớ bòng bong chằng chịt, phức tạp.
Có điềm tĩnh và bình thản thì lo lắng vắng mặt, ví như ánh sáng có mặt
thì bóng tối lui đi. Điềm tĩnh và bình thản là sức mạnh của tâm cần rèn luyện
bằng nhiều cách như: hành thiền, lắng tâm, quán chiếu, tập sống với hiện
tại, tập chấp nhận và sống thuận theo các quy luật thay vì nuông chiều bản
năng và cảm xúc…
Cuộc sống này không cho phép chúng ta quay trở lại và sửa chữa những
lỗi lầm trong quá khứ, nhưng nó cho phép chúng ta sống tốt hơn mỗi ngày
so với quá khứ. Ai cũng có một ngày mai để bắt đầu lại, chuyện ngày hôm
qua đã là quá khứ, phải bước tiếp về phía trước chứ không phải ở lại mà dày
vò bản thân mình. Luôn có một cơ hội mang tên là ngày mai, không bao giờ
cuộc đời đẩy chúng ta vào cảnh bế tắc, không có hoàn cảnh tuyệt vọng, chỉ
có con người tuyệt vọng vì hoàn cảnh.
Trường đời là như vậy, luôn bắt chúng ta phải trải qua những kì thi rồi
sau đó mới cho chúng ta bài học. Cuộc sống bản chất là khắc nghiệt nhưng
không tuyệt đường sống của ai, chỉ có cách thay đổi bản thân và nâng cấp
chính mình thì mới đứng vững ở cuộc đời này. Mà dù có té rồi thì cũng
đứng lên được, chẳng có gì là trầm trọng cả.
Thật ra trên đời này người nào hay điều gì cũng ngang bằng nhau, cũng
có thời điểm và chỉ tồn tại đến một lúc nào đó.

Không ai vui vẻ cả đời mà cũng không ai bất hạnh suốt kiếp, không ai
thịnh vượng mãi mãi, cũng không ai khốn khó dài lâu.
Xem nhẹ bản thân một chút để khi rơi xuống cũng không cảm thấy đau
đớn, càng giữ tự tôn, giữ sự cố chấp, níu kéo bao nhiêu thì khi té xuống như
một chiếc bình ngọc quý tan tành vỡ vụn, còn như một chiếc lông vũ thì dù
có vấp ngã thì cũng từ từ đáp đất, rồi một cơn gió lại tiếp tục nâng mình lên.
Cuối cùng ai cũng giống ai, chỉ có sống vui vẻ thì không phải ai cũng làm
được giống nhau.
SƯU TẦM

BẢY QUY TẮC NHẬN BIẾT PHẨM HẠNH CỦA MỘT NGƯỜI KHI KẾT GIAO

Người cao thượng có thể xem hết thảy mọi người đều là bạn, đều có thể
đối xử thiện lương với họ. Nhưng một người chú ý tu dưỡng cũng phải biết
trân quý sinh mệnh của mình, kết giao với những người có phẩm hạnh tốt,
không thân cận với những người có phẩm hạnh xấu xa. Cổ nhân coi trọng
việc kết giao, có những tiêu chuẩn kết giao thật khắt khe và cũng không kém
phần trí tuệ.

  1. Xem Lễ Của Một Người
    Thời kỳ Chiến Quốc, Mạnh Tử đem “Nhân, nghĩa, lễ, trí” làm quy phạm
    đạo đức căn bản. Lễ là thể hiện của lòng khiêm tốn và trở thành một trong
    những đức hạnh được coi trọng của con người. Ông cho rằng, “lễ” là yếu tố
    khiến cho mỗi một người sang quý hay bần tiện, thậm chí dựa vào lễ có thể
    đạt được vị trí thích đáng trong xã hội.
    Một người không có lễ nghĩa, không thực hành được những điều cơ bản
    như vậy thì chính là người có tố chất kém. Từ xưa đến nay, người tự mình
    làm thành được việc lớn, lưu danh muôn đười cũng thường là người hiểu
    biết lễ nghĩa, dù rơi vào hoàn cảnh nào cũng thủ được lễ.
    Một người sau khi thành công, phát đạt, đạt được nhiều điều thì thường
    là tâm sẽ không giữ được vững, sẽ để lộ ra nhiều khía cạnh của nội tâm, đó
    là lúc dễ “thất lễ”. Lúc này, có thể nhìn vào ngôn hành cử chỉ của họ, xem có
    phải hay không là người khiêm tốn có lễ tiết, lễ phép, có tuân thủ hết thảy
    những quy tắc cơ bản hay không.
  2. Xem Đức Của Một Người
    Người xưa có câu: “Hậu đức tải vật” (đức dày có thể nâng đỡ được vạn
    vật), nói cách khác người có tài phú nhất định phải là người có đức dày. Hết
    thảy tài phú, danh dự, địa vị đều là những thứ bên ngoài, đức hạnh mới là
    căn bản, là cái gốc rễ của một người.
    Trong việc tu dưỡng đức hạnh thì người xưa rất chú trọng tới chữ Hiếu.
    “Bách thiện hiếu vi tiên” (trăm việc thiện thì hiếu thảo đứng đầu), hiếu thảo
    với cha mẹ là thể hiện rõ nhất của đức hạnh. Suốt cuộc đời của mỗi người,
    điều thiện mà chúng ta gặp là rất nhiều, nhưng không gì sánh bằng chữ
    Hiếu. Một người dù thành đạt đến đâu đi nữa nhưng bất hiếu với cha mẹ
    thì không thể có hậu phúc.
  3. Xem Sự Cần Kiệm Của Một Người
    Muốn biết phẩm hạnh của một người ra sao, đặc biệt là sau khi họ giàu
    có, hãy nhìn vào cách họ ứng xử với tài phú như thế nào: tiêu tiền cho ai,
    tiêu tiền vào những nơi nào, có phung phí xa hoa hay không. Nếu như một
    người sau khi giàu có rồi mà vẫn bảo trì được bản tính cần kiệm thì đó là
    người có phẩm hạnh rất tốt.
  4. Xem Mức Độ Thành Tín Của Một Người
    Muốn biết một người có thành tín hay không, hãy quan sát lời nói và hành
    động của họ. Nếu một người chỉ nói mà không làm tức là chỉ nói suông, nói
    mạnh miệng mà không có hành động thực tế. Nếu một người nói nhiều mà
    làm ít thì là người không trung thực hoặc không tự hiểu được bản thân. Lời
    nói không đủ để chứng minh điều gì. Lời nói và việc làm sai biệt quá lớn thì
    nhân phẩm không tốt. Người như vậy cổ nhân khuyên nên tránh kết thân.
  5. Xem Nội Tâm Của Một Người
    Muốn biết nội tâm của một người phải nhìn vào sở thích, hành vi của họ.
    Quan sát sở thích của một người, xem người này hằng ngày yêu thích gì, sẽ
    hiểu ra trong tâm họ chất chứa điều gì. Xem hành vi của một người cũng lại
    như thế, vì hành vi biểu hiện ra suy nghĩ.
  6. Xem Ý Chí Của Một Người
    Người thời nay thường cho rằng người có nhiều tiền bạc của cải là người
    đáng kết giao, còn người không có tài sản gì trong tay thì không đáng.
    Nhưng người xa hoa, không có ý chí mới thực sự là người nghèo.
    Nghèo không đáng sợ, mấu chốt là phải có quy tắc làm người, phải hiểu
    được cái gì có thể, cái gì không thể. Người nghèo nhưng có tầm nhìn cao xa,
    phù hợp với năng lực của mình, là người đáng quý.
  7. Xem Mức Độ Cao Quý Của Một Người
    Muốn xem mức độ cao quý của một người, hãy nhìn vào cách người đó
    tiến cử người khác. Một người sau khi đã có địa vị cao sang, thì từ cách đối
    xử với người khác, trọng dụng hay giới thiệu người khác, có thể nhìn ra
    phẩm chất của họ.
    Ngoài ra, một người không kiêu ngạo, không siểm nịnh, biết việc nào nên
    làm việc nào không nên cũng là người cao quý. Người quân tử luôn có một
    chuẩn tắc và nghiêm khắc với bản thân mình. Họ tuyệt đối không làm điều
    xằng bậy, không làm việc trái với đạo lý, gặp người quyền thế mà không xu
    nịnh, gặp người mạnh thì không sợ, gặp người yếu hơn mình thì không bắt
    nạt, tôn kính người lớn tuổi, che chở người nhỏ tuổi. Người thấp hèn thường
    tự đánh mất sự tôn nghiêm của bản thân mình.
    Nguyễn Hiến Lê

ĐIỀU KHI VỀ GIÀ CON CÁI MỚI CHỢT HIỂU RA…

Khi cha mẹ ở độ tuổi “Thất thập cổ lai hy”, thì con cái của họ cũng đang
ở độ tuổi trung niên, “Trên có già, dưới có trẻ”. Bởi vậy cuộc sống của con
cái luôn bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho cha mẹ.
Trạng thái của người trung niên cha mẹ già cũng đã trải qua, do đó, cha
mẹ sẽ không vì con cái không quan tâm mà than phiền.
Thứ họ cất giữ không hẳn là cô đơn, mà là:

  1. Sợ con cái gặp chuyện chẳng lành, nhưng bản thân không giúp gì được,
    họ chỉ có thể dặn dò, lo lắng, hỏi thăm tình hình của con.
    Khi con cái có cuộc sống không tốt, trải qua những khó khăn, vất vả,
    người lo lắng nhất, không ai khác vẫn là cha mẹ.
  2. Sợ làm phiền con cái, khi bản thân có bệпh cũng không dám nói
    Nếu có một ngày, bạn nhận được tin nhắn cha mẹ của bạn ngã bệпh, vậy
    thì chắc hẳn là đã nghiêm trọng rồi. Nếu bệпh nhẹ, họ nhất định sẽ không
    làm phiền đến bạn, và cũng sẽ không nói cho bạn biết.
    Khi cha mẹ già yếu, mỗi khi thống khổ bệпh tật dày vò tìm đến, họ sẽ tự
    động viên con cháu: “qua đêm là khỏi”, “chịu đựng một chút là sẽ tốt hơn
    thôi”, họ luôn có niềm tin mình sẽ khỏe lại nhanh chóng. Kỳ thực, họ không
    muốn đem lại phiền phức cho con cái, đây là “căn bệnh” của đa số các bậc
    làm cha, làm mẹ.
  3. Sợ con không vừa lòng, nên khi nói chuyện luôn cẩn thận. Khi bạn phát
    hiện ra, mỗi khi cha mẹ nói chuyện với bạn một cách “không cẩn thận”, vậy
    là họ đã già, đã lẫn rồi đấy.
    Con người thường luôn mang “bộ mặt tốt đẹp” khi ở ngoài xã hội, nhưng
    thường mang bộ mặt xấu xí về nhà, bởi vì đứng trước mặt bố mẹ, bạn mới
    được là chính bạn.
    CẢM NGỘ
    Mỗi người rồi sẽ già đi, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cha mẹ già đi,
    cũng chính là hình dáng của bạn trong tương lai. Bạn là con cái của cha mẹ
    và cũng là cha mẹ của con cái bạn.
    Cha mẹ còn ở cạnh bên, là hạnh phúc nhất của cuộc đời, cha mẹ mất đi,
    thì không còn bao giờ gặp được nữa.
    Một ngày nào đó, bạn sẽ không thể nghe thấy tiếng cha mẹ, cũng không
    nhận được cuộc điện thoại nào của cha mẹ nữa.
    Một ngày nào đó, có thể bạn cũng sẽ như ba mẹ bây giờ – bơ vơ, đơn độc,
    bất an.
    Đọc đến đây, hy vọng bạn sẽ, dù có bận đến mấy, hãy cho cha mẹ biết
    bạn vẫn bình an.
    SƯU TẦM

BỐN TÂM THÁI TẠO NÊN NHÂN PHẨM CAO THƯỢNG

Từ xưa đến nay, người ta thường dùng tài năng và chức vị để đánh giá một người đàn ông, dùng tướng mạo và hòa khí để đánh giá một người phụ nữ, rất ít người đánh giá tâm linh con người.

Kỳ thực, tâm linh của một người sẽ thể hiện ra phẩm cách của người đó, cũng quyết định sự thành bại cả đời của một người.

  1. TÂM TỪ BI

Những người tu tập thường nói: “Từ bi là một loại tâm thái cao thượng, là biểu hiện của trí huệ”. Người đắm chìm trong cuộc sống hiện thực, trong sự vây khốn của “danh, lợi, tình” thì khó liễu giải và hiểu hết được ý nghĩa thực sự của từ bi.

Có câu nói rất hay rằng, sự tiến bộ của xã hội là sự tiến bộ của tâm từ bi. Trong cuộc sống hiện thực, nếu chúng ta không thể cải biến được quan niệm tự tư tự lợi thì sẽ không cách nào có thể đối xử từ bi với mọi người xung quanh. Kỳ thực, tâm từ bi tự thân nó đã mang năng lượng vô hạn, có thể khai thông và kết nối mọi sinh mệnh trong thế gian này.

Tâm lượng của một người rộng lớn bao nhiêu thì người ấy có thể có được bấy nhiêu năng lượng. Nếu trong cuộc sống thường ngày, một người luôn từ bi thì tâm lượng của người ấy cũng rộng lớn như cả vũ trụ vậy. Người ấy sẽ có được một loại năng lượng vĩ đại, không gì phá nổi.

Người đàn ông từ bi nhất định có tâm địa thiện lương, làm người nhân hậu, làm việc khiêm nhượng. Người phụ nữ từ bi nhất định sẽ có tri thức, hiểu biết lễ nghĩa, hiền hậu, có phong phạm thục nữ.

2. TÂM BIẾT ƠN

“Đối với mỗi bát cháo ta húp và mỗi hạt gạo ta ăn, ta phải nhớ về sự khó nhọc của người trồng nên chúng. Đối với từng mảnh lụa ta mặc và từng sợi

chỉ ta dùng, ta phải nghĩ về công lao của người dệt nên chúng.” Thường

xuyên mang trong mình tấm lòng biết ơn chính là thể hiện của tâm tính lương thiện, là một loại mỹ đức và là một quy phạm căn bản để làm người. Tâm biết ơn cũng là thể hiện của tấm lòng hiếu kính đối với người bề trên.

Một người mà ngay cả cha mẹ mình cũng không có tâm biết ơn thì có thể làm được điều gì vì xã hội? Khi một người cảm thấy biết ơn từng bông hoa, từng cọng cỏ, từng ngọn núi, và từng ngụm nước, thì cuộc sống của người đó chắc chắn sẽ rất phong phú và sung túc.

Một người có tâm biết ơn thì đó là người hiểu đạo lý. Người đàn ông biết ơn là người có trách nhiệm, đáng tin cậy, là chỗ dựa cho người khác. Người phụ nữ hiểu được biết ơn là người phụ nữ tốt, yêu thương gia đình, che chở tốt cho con cái.

3. TÂM KÍNH SỢ

Cổ nhân có câu: “Sợ thì không dám bất chấp mọi thứ nên sinh ra đức, không sợ nên thuận theo dục vọng của bản thân mà gây ra họa”. Một người không có tâm kính sợ sẽ không kiêng nể gì, muốn làm gì liền làm nấy, coi trời bằng vung, cuối cùng chỉ có thể nhận kết cục bi thương.

Tâm kính sợ chính là kính sợ Trời Đất, kính sợ Đạo, kính sợ nhân quả báo ứng. Bởi vì có tâm kính sợ nên họ luôn cung kính và không làm ra những việc vi phạm luân thường đạo lý, trái đạo đức làm người.

Đối với luân lý đạo đức, quy tắc, điều luật, người ta cần phải có tâm kính sợ thì mới có thể thực hiện được chúng. Ví như đối với người kinh doanh phải giữ chữ tín, đối với người làm quan phải giữ công bằng…

Nếu một người có tâm kính sợ thì đó là người có phẩm cách cao thượng. Người đàn ông biết kính sợ thì sự nghiệp nhất định sẽ thuận lợi, vợ hiền con hiếu, nhiều người nguyện ý kết giao. Tương tự như vậy, một người phụ nữ có tâm kính sợ nhất định có tài nghệ song toàn, khí chất hơn người, nhân ái và hiếm có trong thế gian.

4. TÂM KHOAN DUNG

Cổ nhân có câu: “Nước không phải bởi vì sâu, mà là vì biết dung nạp cho nên mới trở thành rộng lớn”. Con người cũng vậy, bởi vì khoan dung rộng lượng mà trở nên vĩ đại. Khoan dung người khác cũng chính là đối xử tử tế với bản thân mình, bởi vì canh cánh trong lòng chỉ làm tổn hại bản thân mà thôi.

Ngoài ra, khoan dung đối với quá khứ của bản thân chính là đối xử tốt với tương lai của mình. Coi những gì đã trải qua trong quá khứ là lễ vật thì cuộc sống tương lai mới thêm phần phong phú đặc sắc.

Tâm linh của một người sẽ quyết định nhân cách, phẩm giá và vận mệnh của người ấy. Vì vậy, mỗi người hàng ngày đều cần phải tẩy tịnh và dưỡng tốt tâm linh của bản thân mình.

(Từ sách CHO LÀ NHẬN- NHL)

Namo Buddhaya

TƯỚNG MỆNH

Có một mẫu người, thầy tướng số không thể xem đúng mệnh được !
Mỗi người đều có một vận mệnh, mỗi người đều có một lá số an bài.
Nhưng như Nguyễn Du từng nói: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng
nhiều”, phải chăng con người vẫn có thể cải biến số mệnh của mình?
Lúc đó vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1981, thời tiết rất oi bức.
Mấy đứa nhỏ muốn đi ra ngoài dạo chơi, tôi cũng thuận đường đến hiệu
sách tìm mua mấy cuốn hướng dẫn đan len mới xuất bản bằng tiếng Nhật.
Khi đi ngang qua hành lang, vị thầy tướng số đã gọi lại và ngỏ ý muốn
xem tướng cho tôi. Thấy tôi lắc đầu xua tay từ chối, vị thầy tỏ vẻ rất buồn
giống như có điều bí ẩn gì khó nói.
Cô con gái lớn không đành lòng liền kéo tay tôi đến xem một chút và nói:
“Mẹ cho ông này xem mệnh được không ạ? Giúp ông có ít tiền để ăn cơm
được không mẹ? Nhìn ông đáng thương quá mẹ à”.
Tôi vốn là người không thích xem tướng số, cũng không có ấn tượng tốt
về họ. Nhưng vì mấy đứa nhỏ quá lương thiện, tôi đã động lòng. Vậy là tôi
đành để mấy đứa nhỏ kéo đến tiệm nhờ vị tiên sinh kia xem tướng cho.
Sau khi nhìn hồi lâu, xem tay của tôi rồi lại xem tay của từng đứa nhỏ, vị
tiên sinh nói: “Không cần xem nữa, cũng không phải trả tiền, tất cả đều là số
mệnh, con người không thể thay đổi dù chỉ một chút”.
Xem hồi lâu vị tiên sinh không nói gì nhiều cũng không muốn lấy tiền.
Nhưng bốn đứa nhỏ cứ nhất mực muốn tôi trả tiền cho thầy tướng số
này..
Cuối cùng, vị tiên sinh xem tướng số cũng miễn cưỡng nhận tiền. Hai mắt
ông đỏ hoe sờ lên đầu mấy đứa nhỏ và nói lẩm bẩm: “Ôi! Ông Trời thật
không có mắt, ông Trời thật không có mắt!”.
Mấy đứa nhỏ nói lời tạm biệt, ông đã xua tay ra hiệu đi đi mà không nói
lời nào. Tinh thần của ông lộ ra trạng thái vô cùng đau khổ.

Sau đó, đi ngang qua công viên, chúng tôi thấy một đám đông người đang
tụ tập. Mấy đứa nhỏ rất thích những gì náo nhiệt, chúng vừa nhìn thấy đã
vội chạy tới. Chúng len qua đám đông để vào xem nguyên nhân của sự náo
nhiệt. Một lát sau, chúng chạy lại và kéo bằng được tôi tới xem.
Thì ra, một bà mẹ đang quỳ trên mặt đất cầu xin mọi người giúp đỡ. Bà
cần một khoản tiền lớn để điều trị cho con trai đang nằm tại bệnh viện.
Mấy đứa nhỏ nói với người đàn bà đang quỳ trên mặt đất: “Bà ơi, bà
không cần phải quỳ đâu, mẹ của cháu đến đây rồi, mẹ nhất định sẽ giúp bà
lo việc này”.
Chúng hợp sức cùng nhau đỡ người đàn bà này đứng lên. Tôi không chỉ
lấy hết tiền trong túi ra làm phúc mà còn hướng đến mọi người nói lời giúp
đỡ bà mẹ đáng thương này. Sau đó, tôi cùng bà đến bệnh viện để nộp tiền
viện phí.
Sau khi mọi việc được làm tốt đẹp, mấy đứa nhỏ mới chịu buông tha cho
tôi và nói: “Mẹ à, cảm ơn mẹ! Chúng con sẽ không làm phiền mẹ nữa, về nhà
thôi mẹ nhỉ!”.
Một tháng sau, không rõ lý do gì mà đàn kiến lũ lượt kéo đến nhà tôi,
chúng bâu kín tường. Vì không muốn làm tổn thương chúng, tôi đã mua 20
chiếc ghế đẩu để làm lối đi lại.
Mấy đứa nhỏ nhìn thấy kiến kéo đến bâu khắp phòng đã vô cùng sợ hãi.
Tuy nhiên chúng lại rất nghe lời tôi, không làm phiền cũng không làm hại
những con kiến này. Chúng cũng hiểu, kiến đến nhà là khách, lại càng biết
đạo đãi khách, nên đã cẩn thận để vào góc nhà một ít đường và nước coi như
là khao thưởng đàn kiến vì đã hành quân đến nhà tôi làm khách.
Một tháng sau, không rõ lý do gì mà đàn kiến lũ lượt kéo đến nhà tôi.
Lúc này là vào mùa hè, mấy đứa nhỏ không phải đến trường nên chúng
ở trong nhà với người giúp việc. Công việc của tôi lại đang rất bận.

Khi đang trong cuộc họp, tôi lờ mờ nghe được thông tin về một đám cháy
lớn. Tôi định bụng sau khi họp xong sẽ đến hiện trường để xem tình hình.
Thấy con đường quen thuộc quá, tôi nói với đồng nghiệp lái xe: “Tôi chưa
vội về nhà. Tôi muốn đến hiện trường phát sinh hỏa hoạn, sao cậu cứ chạy
về hướng nhà của tôi thế?”.
Đồng nghiệp trả lời rằng, chúng ta cách hiện trường đám cháy không xa,
một lát nữa là đến thôi.
Do quá mệt nên tôi đã ngủ thiếp đi, khi nhìn thấy hiện trường tôi mới
bừng tỉnh và thốt lên: “Đây là nhà tôi!”.
Tôi không kìm được vội chạy tới tòa nhà, lao thẳng lên tầng 3 tìm các con,
miệng không ngớt nói: “Con của tôi đâu rồi? Con của tôi đâu rồi?”. Lúc này
đội chữa cháy mới tá hỏa đi tìm, còn tôi bị sốc quá mức mà ngất đi.
Cuối cùng cũng đã tìm thấy, mấy đứa nhỏ đang ở trong tình trạng sặc
khói và nằm lịm trên mặt đất. Do chỉ bị sặc khói nên đến nửa đêm, mấy đứa
nhỏ đã tỉnh lại.
Điều mọi người kinh ngạc chính là căn phòng đầy sách nhưng một đám
cháy lớn như thế lại không thiêu đốt nổi.
Nhân viên cứu hộ đã ngỡ ngàng mà thốt lên: “Cái nhà này hẳn phải rất
có phúc”. Đám cháy lớn đã thiêu rụi gần như tất cả tòa nhà cao tầng nhưng
lại chừa lại căn phòng này. Nhân viên phòng cháy còn nói: “Khi phun nước,
tôi không nhìn thấy căn phòng này. Dường như căn phòng bị biến mất, do
đó ngọn lửa lớn tầng dưới không thể thiêu đốt tới căn phòng này được”.
Tôi nghĩ trong phòng của tôi có hơn 1000 cuốn sách quý…
Đến ngày khai giảng, tôi dẫn các con đi mua sách. Chúng tôi đi ngang
qua quầy xem bói của vị tiên sinh kia. Lúc nhìn thấy mấy đứa trẻ, ông đã ôm
chặt lấy chúng, vô cùng kích động nói: “Sao các cháu vẫn còn sống? Sao các
cháu vẫn bình an vô sự?”

Thì ra, vị thầy xem trong mệnh thấy rằng, mấy đứa nhỏ lương thiện này
không thể sống qua mùa hè và chúng sẽ bị chết bởi hỏa hoạn. Do đó lúc
trước ông mới không ngớt lời nói rằng “ông Trời không có mắt” như thế.
Lúc đó, ông đã khóc đến mức không muốn dọn quán nữa mà ra về.
Dù biết trước sự việc, nhưng ông không thể làm gì, giống như người bất
lực. Nhưng có lẽ do bản tính lương thiện, mấy đứa nhỏ gặp đại nạn không
chết.
Tuy mệnh đã hết nhưng có lẽ do bản tính lương thiện mà mấy đứa nhỏ
gặp đại nạn không chết.
Nói về số sách quý trong nhà, tôi đã mua chúng ở một tiệm sách cũ. Cũng
vì muốn giúp đỡ ông lão bán sách, để ông bớt việc dọn sách ra dọn sách vào
mà ảnh hưởng sức khỏe. Vậy là hàng ngày, tôi đều qua tiệm của ông mua
sách. Thật không ngờ số sách này lại cứu cả nhà tôi.
Con người khi còn sống, có một số sự tình ngoài ý muốn mà chúng ta
không thể đoán trước được, cũng không giải thích nổi. Gặp đại nạn không
chết, có lẽ vì chúng tôi đã sống theo lời Thần Phật dạy, sống thiện lương,
giúp đỡ người khác và nghĩ cho người khác. Con người luôn tính toán mọi
sự nhưng lại thường tính không trúng. Bởi vì chúng ta không biết rằng ông
Trời đã có sự sắp đặt của riêng mình.
Trong suốt cuộc đời, tôi nhận thấy rằng con người thật sự quá nhỏ bé,
không thể tự mãn mà coi mình hơn hết thảy, càng không nên quá tự tin. Bởi
vì con người nhìn không thấy Thần Phật nhưng các Ngài lại nhìn con người
rõ như lòng bàn tay…
Sưu tầm
MY LAN PHẠM

NGƯỜI NỘI TRỢ

Đừng có thái độ như người nội trợ rửa chén với khuôn mặt cau có. Cô
ta muốn rửa chén sạch nhưng không biết rằng tâm mình đang dơ. Bạn có
từng thấy như vậy chưa? Cô ta chỉ thấy chén bát trước mắt, nhưng cô
không thấy chính mình. Tôi đã nói với một số các bạn đã từng trải qua tâm
trạng này rằng: Đó là nơi mà họ cần phải chiêm nghiệm. Người ta chỉ để
ý đến sự rửa chén cho sạch sẽ nhưng lại để cho tâm bợn nhơ. Điều này
không tốt đẹp chút nào, bởi vì như vậy là đã quên mình.(1)
. . .
Cả thân và tâm chúng ta đều không ngừng sinh diệt! Các pháp hữu vi
hay mọi sự vật trên thế gian đều luôn luôn biến đổi!
Sở dĩ chúng ta không biết chính xác, đúng thực các hiện tượng đổi thay
của thế gian vì chúng ta tin tưởng và chấp trước vào những cái giả tạo không
thực, chẳng khác nào chúng ta được một người mù dẫn đường. Làm thế nào
chúng ta có thể đi được một cách an toàn dưới sự hướng dẫn của một người
không sáng mắt. Người mù có thể đưa chúng ta vào rừng rậm um tùm vì họ
không thấy đường.
Cũng vậy, khi tâm bị mê mờ, dính mắc, bám víu vào các pháp thế gian,
thì thay vì tìm được hạnh phúc ta lại gặp khổ đau, thay vì đạt được an bình
ta lại gặp giao động. Có một tâm như thế thì chỉ gặp gian nguy và khốn khổ
mà thôi. Chúng ta muốn thoát khỏi đau khổ và khó khăn, nhưng chúng ta
lại tạo ra khó khăn và đau khổ. Thế rồi, ta than trời trách đất. Ta đã tạo ra
những nhân xấu. Và nguyên nhân của các việc làm tệ hại này là do ta không
biết rõ thực tướng của sự vật, không biết rõ các pháp hữu vi luôn luôn biến
đổi, cứ khư khư chấp giữ chúng, nghĩ rằng chúng sẽ ở mãi với mình.
(1) Trích: CHỈ LÀ MỘT CỘI CÂY
Những lời dạy của Thiền Sư Ajahn Chah | Dịch bởi: Sư Khánh Hỷ