DUY NGÃ ĐỘC TÔN LÀ GÌ?

Ngày Lễ Phật Đản, chúng ta thường được nghe nhắc đến hình ảnh
Đức Phật mới ra đời đi bảy bước, tay chỉ trời, tay chỉ đất, nói: “Thiên
thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”.
Hai câu đó trích lượt từ bài kệ gồm có 4 câu trong Kinh A Hàm,
nguyên văn chữ Hán như sau:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.

Chính bốn câu này mới nói lên hết ý nghĩa thâm trầm, về câu nói
của Đức Phật khi mới ra đời.
Có Phật tử hỏi: “Đạo Phật là đạo vô ngã, tại sao Đức Phật mới ra đời
một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói “Duy ngã độc tôn”, như vậy Ngài
đề cao cái ngã quá mức rồi, thế thì việc này có mâu thuẫn với giáo lý
vô ngã không?”.
Đó là vấn đề mà tất cả huynh đệ cần phải nắm cho vững. Tra cứu lại
tôi thấy rõ ràng, nếu xét về bốn câu kệ đó với tinh thần Nguyên Thủy
thì dẫn đủ bốn câu: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn, nhất
thiết thế gian, sinh lão bệnh tử” nghĩa là trên trời dưới trời chỉ có ta là
hơn hết. Tại sao ta hơn hết? Vì trong tất cả thế gian, ta đã vượt khỏi
sanh già bệnh chết.
Phật hơn tất cả thế gian vì Ngài đã qua khỏi sanh già bệnh chết. Đó
là cái hơn theo tinh thần Nguyên thủy. Như vậy, câu nói đó không phải
đề cao cái ngã.
Tại sao chư Tổ Việt Nam không dùng hết bốn câu, lại dùng hai câu
thôi vậy có ý nghĩa gì? Bởi vì tinh thần Phật Giáo Phát Triển đi thẳng
vào ngã của Pháp Thân, chớ không phải cái ngã của thân này. Nên nói
“Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” là chỉ cho ngã Pháp Thân.
Như chúng ta đã biết, ngã của thân tứ đại ngũ uẩn này vô thường
sanh diệt, không có nghĩa gì nên giáo lý nói vô ngã.
Vô Ngã là VÔ, cái NGÃ tứ đại ngũ uẩn, nhưng Pháp Thân là thể bất
sanh bất diệt, nó trên hết. Vì vậy Phật nói “Duy Ngã Độc Tôn”.
Trong kinh Kim Cang có bài kệ:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhân hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai”.
Tức là:
“Nếu dùng sắc thấy Ta.
Dùng âm thanh cầu Ta.
Người đó hành đạo tà.
Không thể thấy Như Lai.”
Như vậy chữ Ngã này chỉ cho ngã gì? Ngã của Pháp Thân nên không
thể dùng sắc tướng, âm thanh mà cầu. Nếu ai dùng sắc tướng âm
thanh mà cầu Pháp Thân, đó là tà.
Giáo lý Phát Triển đề cao ngã là cái ngã Pháp Thân. Theo tinh thần
Phật Giáo Phát Triển, chúng ta tu phải giác ngộ được Pháp Thân, mới
giải thoát sanh tử.
Từ đó ta thấy tinh thần Phật Giáo Nguyên Thủy và tinh thần Phật
Giáo Phát Triển có chỗ khác nhau.
Phật Giáo Nguyên Thủy nhắm vào điểm Phật đã vượt qua sanh tử
của chúng sanh nên nói Ngài hơn hết.
Phật giáo Phát Triển nhắm vào Pháp Thân của chúng ta, là cái
không sanh không diệt nên nói hơn hết. Hiểu như vậy mới có thể trả
lời câu hỏi trên của Phật tử mà không bị lúng túng.


Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

THẾ TÔN RA ĐỜI SỰ XUẤT HIỆN CỦA MẮT LỚN


Thế Tôn xuất hiện nơi đời là một sự kiện hy hữu, vị tằng hữu
(hiếm có, chưa từng có), như hoa Ưu đàm tương truyền 3.000 năm
mới nở một lần. Nên khi mới ra đời, Ngài đã nhìn khắp trong trời
đất và tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã vi tôn”.
Trong trời đất này, chỉ có Như Lai là tôn quý. Điều này là một lẽ
thường nhiên, bởi Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng
Giác.
Ngài là Phật nhưng cũng là một con người, một người vi diệu.
Vi diệu là vì Ngài đã trải qua vô lượng kiếp hành Bồ tát đạo, từ địa
vị chúng sanh Ngài bước lên tôn vị Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ
hoàn toàn, phước trí trang nghiêm, trời người đều cung kính. Ngài
có mặt ở đời là sự xuất hiện của mắt lớn, thấu suốt khắp cả thế gian
bằng tuệ giác vô ngã vĩ đại.
“Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn
ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
Một người, này các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, là xuất hiện
một người vi diệu. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-lahán,
Chánh Ðẳng Giác. Chính một người này, này các Tỷ-kheo, khi
xuất hiện ở đời là xuất hiện một người vi diệu.
Sự xuất hiện của một người, này các Tỷ-kheo, là sự xuất hiện của
mắt lớn, là sự xuất hiện của đại quang, là sự xuất hiện của đại minh,
là sự xuất hiện của sáu vô thượng, là sự chứng ngộ bốn vô ngại
giải, là sự thông đạt của nhiều giới, là sự thông đạt của các giới sai
biệt, là sự chứng ngộ của minh và giải thoát, là sự chứng ngộ quả
Dự Lưu, là sự chứng ngộ quả Nhất Lai, là sự chứng ngộ quả Bất
Lai, là chứng ngộ quả A-la-hán. Của một người ấy là ai? Chính là
Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
(Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Một người, phần Như Lai [trích])
Trước Thế Tôn, tư tưởng Vệ-đà thống trị xã hội Ấn Độ cổ đại,
làm tê liệt não trạng con người với niềm tin mù quáng vào quyền
năng sáng tạo của Phạm Thiên (Brahma). Mỗi con người hiện hữu
trên thế gian với một hoàn cảnh riêng là do ý muốn của Phạm
Thiên. Mọi sự vật sinh thành hoại diệt cũng không ngoài tôn ý của
đấng Tối cao, giữ quyền năng sáng tạo. Con người không thể thay
đổi số phận và càng không thể chuyển hóa thân tâm, nói chung là
không thể “bẻ nạng chống Trời” mà chỉ cúi đầu tuân phục và làm
đẹp lòng Phạm Thiên thông qua tế lễ và cầu nguyện.
Khi mắt lớn Thế Tôn xuất hiện, bằng tuệ giác của bậc đã giác
ngộ và giải thoát, Ngài chỉ rõ cho nhân loại rằng không hề có sự
sáng tạo của các đấng thiêng liêng ở trên trời. Đó chỉ là một sự ám
ảnh tập thể của nhóm người chỉ biết tin mà không cần hiểu, không
muốn thấy. Thực chất sự sinh thành và hoại diệt của vạn pháp là
do Duyên sanh. Đủ duyên thì sinh ra, có mặt và hết duyên thì tan
hoại, biến mất. Nhân-duyên-quả là một quá trình, trong đó chúng
vừa làm nhân, làm duyên cho nhau đồng thời cùng tương tác lẫn
nhau “trùng trùng duyên khởi” để tạo ra muôn hình vạn trạng mà
không cần có sự sáng tạo của bất cứ thế lực siêu nhiên nào.
Con người cũng vậy, hoàn toàn không phải do Phạm Thiên hay
các đấng thiêng liêng sinh ra và có toàn quyền chi phối thân phận
của họ. Với tuệ giác của mắt lớn, Thế Tôn khẳng định mỗi người
có mặt trên đời với một hoàn cảnh và thân phận khác nhau là do
nghiệp của chính họ, không do bất kỳ ai khác chi phối hay tham
dự vào. Và nghiệp có thể chuyển được, nếu cá nhân biết hướng các
suy nghĩ, lời nói và hành vi của tự thân về nẻo thiện. Do đó, quá
trình cải tạo và chuyển hóa tự thân là sự nỗ lực của mỗi người để
vượt lên những cám dỗ của dục vọng xấu ác, tự kiện toàn bằng
thanh tịnh thân tâm chứ không phải chờ đợi ân sủng của Phạm
Thiên.
Quan trọng hơn, trong tấm thân năm uẩn này không hề có cái
gọi là tự ngã hay linh hồn bất diệt. Với tuệ giác của mắt lớn, năm
thành tố thân thể, cảm thọ, tri giác, tư duy và nhận thức hòa hợp
nhau để hình thành nên chúng sanh, con người; có sự hòa hợp tức
do duyên sanh, đã duyên sanh thì vô ngã. Chấp thủ tự ngã là biểu
hiện cơ bản nhất của vô minh và là nguyên nhân chính yếu để trôi
lăn trong luân hồi sanh tử. Khi nào còn vướng sự chấp thủ tự ngã
hay linh hồn bất diệt thì vẫn còn si ám. Cho nên, mỗi người “Hãy
tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Hãy thắp sáng đời mình bằng
Chánh pháp với tuệ giác vô ngã để xua tan vô minh tăm tối.
Thế Tôn, “Khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đem lại hạnh phúc
cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích,
vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người”. Chúng ta,
những người con của Thế Tôn, hướng về kỷ niệm Đản sanh của
Ngài bằng sự thực tập chuyển hóa thân tâm để thành tựu giác ngộ
và giải thoát.
QUẢNG TÁNH

ĐAU KHỔ LÀ CHẤT LIỆU QUÝ GIÁ.

Tôi coi đau khổ như một phần của cuộc sống, một phần rất quan
trọng. Làm sao tôi có thể học hỏi được điều gì nếu tôi không đau khổ?
Nhưng tôi bình tĩnh mỗi khi tôi trải nghiệm nó. Ai có thể tin được
rằng tôi lại đau khổ sâu sắc đến thế?
Tôi không nghĩ rằng cuộc đời không nên có đau khổ; tôi không nghĩ
rằng tôi cần phải loại bỏ đau khổ; tôi cũng không cố gắng vượt qua
đau khổ, nhưng tôi cố gắng biến đau khổ trở thành có ý nghĩa; tôi cố
gắng thấu hiểu đau khổ một cách sâu sắc.

  • Không phản ứng, thì tôi không bị trầm cảm, lo lắng và bất an. Tôi
    chỉ hy vọng rằng tôi đủ trí tuệ để thấu hiểu đau khổ và cuộc sống.
    Mỗi khi tôi đau khổ cực cùng, tôi lại tiến thêm một bước về phía xa
    rời dính mắc. Nó Dạy Tôi Buông Bỏ …
  • Chết có phải là cái gì đó ghê gớm lắm không?
    Một ngày nào đó tất cả chúng ta rồi sẽ phải chết, có thể chết ngay
    bây giờ. Chắc chắn 100% là tất cả chúng ta rồi sẽ chết.
    Biết điều đó, chúng ta phải sống thực sự trí tuệ và đừng hoang phí
    thời gian và sức lực vào những điều phù phiếm, vụn vặt, đừng mất
    công lo lắng và nghĩ ngợi những điều vô ích.
    Cái chết thì không đến nỗi tệ thế đâu. Cái đau trong lúc chết mới
    thực là khó khăn. Bởi vì sự dính mắc nên chúng ta mới nghĩ cái chết
    là điều tồi tệ, vì khi chết chúng ta phải rời bỏ tất cả những gì mình yêu
    dấu.
    Tôi nghĩ chúng ta phải tự rèn luyện mình để chết với một trái tim
    bình yên, và biết cách rời bỏ tất cả những gì mình thương yêu, dính
    mắc. Một người chưa học được cách Sống Bình An thì chưa thể học
    hỏi được gì nhiều từ cuộc đời.
    (Thiền sư: U Jotika)
    Namo Buddhaya