THOÁT TỤC


Nếu muốn có một vẻ ngoài Thoát tục thì trước hết cần phải có một nội
Tâm phi phàm. Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln từng phỏng vấn một
nhân viên ứng tuyển vào Nhà Trắng. Trợ lý của ông cho rằng ứng viên này
là người có năng lực, nhưng Lincoln lại không chấp nhận anh ta.
Người trợ lý hỏi:

  • Ngài cảm thấy anh ta không tốt sao ?
    Lincoln trả lời:
  • Không phải mà là vì tôi không thích ngoại hình của anh ta.
    Người trợ lý thắc mắc, bèn hỏi tiếp:
  • Vẻ ngoài không ưa nhìn chẳng nhẽ cũng là lỗi của anh ta sao?
    Lincoln đáp:
  • Ngoại hình của một người trước 40 tuổi là do Cha Mẹ quyết định, nhưng
    ngoại hình sau 40 tuổi là do bản thân anh ta quyết định.
    Đúng vậy, ngoại hình mà Cha Mẹ ban cho không có cách nào thay đổi,
    nhưng nhân cách và những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ để lại dấu ấn
    trên khuôn mặt, lời nói và hành vi của mỗi người.
    Dung mạo của một người trong nửa cuối cuộc đời là do nhân cách và
    phẩm giá mà thành.
    Có một truyền thuyết kể rằng, ở Sơn Đông có một người thợ điêu khắc
    rất giỏi, đặc biệt có sở trường khắc họa hình yêu ma quỷ quái. Những tác
    phẩm của anh vô cùng sống động, linh hoạt, nhận được rất nhiều lời tán
    dương. Ngày tháng trôi qua, công việc làm ăn của anh cũng ngày càng phát
    đạt giúp anh kiếm được rất nhiều tiền.
    Tình cờ, người thợ điêu khắc nhìn vào gương và phát hiện khuôn mặt
    của anh không biết từ lúc nào trở nên hung ác và xấu xí. Anh đã thăm khám
    rất nhiều danh y nổi tiếng mà không tìm được phương thuốc chữa.
    Một ngày nọ, người thợ điêu khắc đến thăm Chùa và đã kể lại nỗi khổ
    tâm của mình với Vị hòa thượng Trụ trì.
    Vị hòa thượng nói:
  • Bần tăng có thể thực hiện nguyện vọng của thí chủ, nhưng trước hết thí
    chủ cần phải làm cho Chùa các pho tượng Quan Âm với đủ mọi thần thái
    khác nhau.
    Để hoàn thành tâm nguyện của bản thân, người thợ điêu khắc đã đồng ý
    với điều kiện này.
    Trong tín ngưỡng dân gian, Quan Âm Bồ Tát là biểu tượng của sự Từ bi,
    Nhân từ, thể hiện ra sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Dung mạo của Quan
    Âm cũng là hình tượng hóa cho những khái niệm này. Vậy nên trong quá
    trình chế tác, anh ta đã không ngừng nghiên cứu về tâm thái và thần khí của
    Quan Âm, suy xét về biểu cảm của Quan Âm, đến mức có những lúc anh
    gần như quên đi chính mình, hoàn toàn cảm thấy mình là Quan Thế Âm.
    Nửa năm sau, những bức tượng Quan Âm với các thần thái khác nhau
    đã được hoàn thành và đặt trang trọng trong khuôn viên nhà Chùa khiến
    người xem không khỏi tán dương ca ngợi.
    Lúc này, người thợ thủ công cũng bất ngờ phát hiện tướng mạo của anh
    đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây, nét mặt từ bi, hòa nhã, phong thái
    trang nghiêm, đĩnh đạc đường hoàng. Bệnh của anh không cần chữa mà tự
    khỏi.
    Người xưa có câu:
  • Tâm sinh tướng.
    Tướng là tấm gương phản chiếu nội tâm và ngoại hình là biểu hiện của
    nội tâm.
    Tâm thế nào thì ngoại hình sẽ thế ấy, nên cũng nói:
  • Tướng là kết quả của tâm, còn tâm là nguyên nhân của tướng.
    Vì vậy, nếu muốn có tướng mạo thoát tục thì trước hết cần có một nội
    tâm phi phàm.
    Đại thi hào Tô Thức từng viết:
  • Phúc hữu thi thư khí tự hoa – bụng chứa sách vở tất mặt mũi sáng sủa.
    Cho dù trên thân khoác bộ áo vải thô kệch, như nếu trong tâm đầy thơ ca
    bác học thì tướng mạo bên ngoài tự nhiên cũng sẽ quý phái cao sang.
    Cũng giống như một căn phòng, nếu bên trong chứa đầy rác sẽ phát mùi
    xú uế, nếu chứa đầy hoa tươi sẽ có hương thơm ngát và nếu bên trong là
    kim cương thì căn phòng ấy sẽ tỏa sáng lấp lánh.
    Một người nếu nội tâm chân thành, lương thiện, khiêm nhường, vậy thì
    khi xử lý mọi chuyện sẽ thể hiện ra sự từ bi, ôn hòa và chính nghĩa.
    Dung mạo là cửa sổ của nội tâm, dung mạo cũng là tấm gương phản
    chiếu tâm hồn.
    Đẹp và xấu không phải dựa trên ngũ quan mà đánh giá.
    Tâm trí cởi mở, nhân cách tốt xấu và những trải nghiệm của đời người
    sẽ hòa tan vào cơ thể, dần dần tạo nên khí chất và phong thái của mỗi người.
    Đây mới là tiêu chuẩn của đẹp và xấu, cũng là câu trả lời của cố Tổng
    thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln trong câu chuyện chúng ta vừa kể.
    Ngọc Linh biên dịch

KHẨU TẠO ÁC NGHIỆP ĐƯA TỚI QUẢ BÁO KHỔ


Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp
Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

  • Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc
    thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không
    cố ý, Ta nói rằng người ấy không nhất thiết phải thọ quả báo.
  • Ở đây, thân cố ý tạo ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ khổ quả.
    Miệng có bốn nghiệp, ý có ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ báo, thọ khổ
    quả.
  • Những gì là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả,
    thọ lấy khổ báo?
    Một là nói dối; người kia hoặc ở giữa đám đông, hoặc trong quyến thuộc,
    hoặc ở tại vương gia, nếu có ai kêu mà hỏi rằng: ‘Ngươi có biết thì nói’.
    Nhưng nó không biết mà nói là biết, biết nói là không biết; không thấy nói
    là thấy, thấy nói không thấy. Vì mình, vì người, hoặc vì của cải, biết rồi mà
    lại nói dối.
    Hai là nói hai lưỡi; muốn ly gián người khác nên nghe nơi người này đem
    nói với người kia vì muốn phá hoại người này. Nghe nơi người kia đem nói
    với người này vì muốn phá hoại người kia. Những kẻ hợp nhau muốn tạo
    ly tán; những kẻ đã ly tán lại muốn cho xa rời để kết bè đảng, vui thích bè
    đảng, khen ngợi bè đảng.
    Ba là nói thô ác; người ấy nếu có nói năng gì thì lời lẽ thô tục, hung bạo,
    tiếng dữ trái tai, không ai mến nổi, làm cho người khác phải khổ não, khiến
    cho không được định tâm.
    Bốn là nói lời thêu dệt; người ấy nói không đúng lúc, nói không thành
    thật, nói lời không đúng nghĩa, nói lời không đúng pháp, nói không tịch tĩnh,
    lại còn khen ngợi sự không tịch tĩnh, trái ngược thời gian mà lại không khéo
    dạy dỗ, không khéo la mắng.
    Đó là bốn nghiệp do miệng cố ý tạo, bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy
    khổ báo”. (Kinh Trung A-hàm, phẩm Nghiệp tương ưng, kinh Tư, số 15 [trích])
    Kinh văn nói đầy đủ các nghiệp bất thiện thuộc về thân, miệng và ý. Trích
    đoạn này, chúng ta chỉ bàn về ba ác nghiệp của miệng, do những lời nói bất
    thiện gây ra.
    Bình tâm mà xét, lời nói bất thiện là những ác nghiệp dễ gây tạo nhất
    trong đời sống hàng ngày. Đáng nói là nhiều người tạo khẩu nghiệp bất
    thiện mà không hề hay biết, cứ vô tư nghĩ rằng “lời nói gió bay” nhưng kỳ
    thật trong rất nhiều kinh Thế Tôn xác định đó là “binh khí miệng lưỡi”. Đã
    là binh khí thì chắc chắn lời nói ác sẽ gây sát thương cho mình và người, tàn
    hại lẫn nhau để lại hậu quả nghiêm trọng.
    Đầu tiên là nói dối, có nói không, không nói có; sai nói đúng, đúng nói
    sai; nhiều nói ít, ít nói nhiều, chung quy là nói sai với sự thật vì mình, vì
    người hay vì lợi lộc, danh tiếng.
    Kế là nói hai lưỡi, đâm thọc đòn xóc nhọn hai đầu, gây chia rẽ, bất hòa.
    Đến bên này nói chuyện bên kia, đến bên kia nói chuyện bên này cốt gây
    hiểu lầm, tạo nghi ngờ đố kỵ, nhằm ly gián, gây chia rẽ.
    Kế nữa là nói thô ác, văng tục, chửi thề, nguyền rủa, trù ẻo; nói toàn
    những lời thô bỉ, hung dữ, ác độc. Sau cùng là nói lời thêu dệt, nịnh hót, nói
    cho được lòng người để mưu lợi riêng mình.
    Xét cho cùng, “lời nói không mất tiền mua” nhưng không phải thích gì
    nói nấy mà nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Vừa lòng nhau là nói ra
    đem lại sự hoan hỷ, an lạc, thấu hiểu để đoàn kết và yêu thương. Đó chính
    là ái ngữ, chánh ngữ giúp lợi mình và ích người. Còn ngược lại, những ai cố
    ý nói hư dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói nịnh nọt thì chắc chắn “đưa đến khổ
    quả, thọ lấy khổ báo”.
    Quảng Tánh

QUY LUẬT CỦA XE RÁC – CÂU CHUYỆN THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI


Một hôm tôi nhảy vào một chiếc taxi để ra phi trường. Đang chạy đúng
làn bỗng từ bãi đậu xe phía trước một chiếc xe nhà màu đen phóng ra. Người
lái taxi thắng kêu một tiếng két và tránh không va chạm xe kia trong đường
tơ kẽ tóc! Người lái xe kia ngoái đầu mắng chúng tôi. Người lái taxi chỉ cười
vẫy chào lại. Tôi thấy anh thật là tử tế.
Thế nên tôi hỏi: “Sao anh hiền vậy? Anh kia suýt tông hư xe anh và mình
có lẽ đã phải nhập viện!”.
Bấy giờ anh lái taxi dạy tôi bài học này, tôi gọi nó là: “Quy luật của xe
rác”. Anh giải thích rằng nhiều người cứ như là xe rác vậy. Họ chạy vòng
quanh mang theo đầy rác, đầy bực dọc, đầy nóng giận và chán chường.
Vì rác của họ đầy ắp, họ cần nơi đổ rác và đôi khi họ trút lên bạn. Đừng
mang nó vào mình. Chỉ cần mỉm cười, vẫy chào, chúc điều tốt lành rồi ta cứ
đi tiếp. Đừng thèm lấy rác đó rồi mang rải cho người khác nơi làm việc, nơi
dọc đường hay mang về nhà.
Người thành đạt quyết không để cho mấy xe chở rác làm hỏng ngày của
mình.
Bài học: Cuộc đời quá ngắn để mà cứ sống trong hối tiếc, vậy nên… hãy
yêu thương người cư xử tốt với mình và cầu nguyện cho ai xử tệ. Cuộc sống
này ta tạo nên nó chỉ 10%, còn 90% là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!
Nguồn: Theo Haley Dịch từ Academictips

LÒNG TỰ TRỌNG CỦA LOÀI CHÓ


Năm ấy, tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong
quân đội.
Tôi hỏi anh:

  • Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới trình độ như thế
    nào?
    Anh trả lời:
  • Trừ chuyện không biết nói ra, chúng không khác gì người.
    Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt.
    Tôi hỏi tiếp:
  • Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc tình cảm?
  • Không đâu !
    Anh nói.
    Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là
    những chuyện chính anh từng trải qua.
    Có mấy chuyện tôi đã quên mất rồi, duy chỉ có một chuyện sau
    đây thì cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in.
    Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên
    là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy
    huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn
    hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số
    đó vào trong doanh trại “lấy cắp” một vật đem giấu đi, rồi lại trở
    về đứng trong hàng. Khi mọi việc đã xong xuôi, huấn luyện viên
    dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi tìm vật bị mất. Con Đen chạy
    đi, chỉ một loáng sau đã thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn
    luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ý khen ngợi. Rồi
    anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi tìm kẻ đã lấy cắp
    vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến
    người khác, chẳng mấy chốc đã cắn quần một anh lôi ra ngoài
    hàng, đúng là anh “kẻ cắp” kia.
    Phải nói rằng như vậy con Đen đã hoàn thành trọn vẹn nhiệm
    vụ được giao, thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực
    lắc đầu bảo nó:
  • Không, không phải người ấy! Tìm lại đi !
    Con Đen tỏ ý hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc,
    thắc mắc, vì nó tin chắc rằng mình không hề tìm nhầm người;
    nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của
    mình.
  • Đây, đây là chuyện thế nào nhỉ?
    Nó nghĩ.
  • Không phải người ấy! Đi tìm lại đi !
    Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn
    luyện viên, nó quay lại tìm… Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi
    đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra.
  • Không! Không đúng !
    Huấn luyện viên lại lắc đầu.
  • Tìm lại đi !
    Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng
    người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai
    là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh “kẻ cắp” kia rồi quay
    đầu nhìn huấn luyện viên, tỏ ý – tôi cảm thấy chính là người này
    đây…
  • Không! Tuyệt đối không phải người ấy!
    Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị.
    Lòng tự tin của con Đen bị đập tan tành. Dĩ nhiên nó tin vào
    huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ
    cắp kia và đi tìm người khác. Nhưng người khác… đều không
    đúng mà?
  • Nó ở trong hàng người ấy đấy! Mau tìm ra ngay!
    Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản.
    Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nhìn nhìn ngó ngó xem
    người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nhìn ánh
    mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể tìm thấy chút ít tín hiệu
    hoặc biểu thị gì đấy… Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút
    xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người
    đứng bên cạnh và kéo ra.
    Tất nhiên, lần này thì nó đã nhầm. Nhưng huấn luyện viên của
    nó cùng mấy người kia thì lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen
    trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi “kẻ cắp” bước ra ngoài
    hàng, rồi bảo con Đen:
  • Lần đầu mày tìm đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên trì
    mình đúng…
    Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc
    ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là
    ngay trong khoảnh khắc ấy họ đã nhìn thấy: Khi con Đen hiểu ra
    chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó “ngoào” lên một tiếng vô cùng
    đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi.
    Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi…
  • Đen! Đen! Mày đi đâu thế hả ?
    Huấn luyện viên sợ hãi đuổi theo hỏi tới tấp. Con Đen chẳng hề
    đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại.
  • Đen! Đen! Tao xin lỗi mày!
    Huấn luyện viên òa lên khóc. Nhưng con Đen chẳng hề xúc
    động, nó không thèm ngoái lại nhìn chủ mình. “
  • Đen! Đừng giận! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà!
    Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng
    hổi từ mặt anh lã chã rơi xuống con Đen.
    Con chó giãy giụa tuột ra khỏi vòng tay của huấn luyện
    viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên
    ngoài doanh trại, tìm một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm
    xuống đất… Mấy ngày sau đấy con Đen không ăn không
    uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành,
    nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha
    lỗi cho anh. Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con
    chó thôi, nó cũng cần sự tự trọng của mình và nó thất vọng vì
    lòng trung thành lại bị đem ra đùa giỡn.

ĐỜI SỐNG NGƯỜI XUẤT GIA


“Kinh sách nói Đức Đạo Sư có dạy: Các Thầy Tỷ-Kheo ăn, mặc, ở, ba
điều thường đừng đầy đủ.
Sự sinh hoạt về vật chất của người xuất gia là lạt thọ dụng đậm trí
tuệ, bớt ăn mặc thêm từ bi. Đạm bạc thọ dụng thì tất nhiên hướng gần
trí giác. Không phải người xuất gia tự khổ sở mình, không phải tiêu
hao thân thể. Sự sinh hoạt đạm bạc như vậy cốt để tránh bớt những
phiền phức vô lý, có hại. Người ta phàn nàn đời sống đạm bạc ấy có
hại cho sức khỏe. Vẫn có như thế. Nhưng hại sức khỏe mà chắc chắn
tăng nghị lực.
Sự sinh hoạt đạm bạc tước bớt những ham muốn say mê về hưởng
thọ, mà tăng thêm những dẻo dai cương nghị về lợi tha. Xưa nay và
đời đạo, những sự nghiệp vĩ đại nhất phần nhiều là ở bộ áo tầm
thường và bữa ăn không thành bữa. Một điều nữa, sự sinh hoạt đơn
giản ấy giúp người xuất gia gần sát với quần chúng lao khổ, cảm thông
nỗi cơ hàn của họ. Điều ấy là động lực chính của lòng thương hành
động vậy.
Sinh hoạt đậm đà chỉ đậm thêm dục vọng. Thọ dụng đạm bạc thì
đậm màu giác tha.
Đó là sự sinh hoạt về vật chất, còn về tinh thần thì sự sinh hoạt của
người xuất gia là khô phân biệt ướt quán trí, trừ huyễn giác tăng nhận
thật.
Do vô minh huân đào nên trí tưởng tượng của chúng ta đối với cảnh
vật không khi nào sống với sự nhận thật, mặc dù chúng ta có biết sự
thật ấy qua sự học, sự suy nghĩ. Vì trí tưởng không nhận thật một cách
thói quen ấy, làm cho ta cảm thấy (một cách tự nhiên) sự vật là chắc
thật, và có một giá trị tuyệt đối cho đời sống. Chính sự cảm thấy (một
cách tập quán) ấy phát động lên tất cả điều ác, nhất là làm cho ta luôn
luôn hướng về tự kỷ, phản bội lợi ích chung.
Người xuất gia, vì vậy trong sự sinh hoạt tinh thần, cốt luyện cho
trí tưởng nhận xét đúng sự thật của sự vật. Tập cho sự nhận xét ấy trở
thành thói quen ngần nào là tiến tới trên đường chánh giác từng ấy…
Tóm lại, đời sống thanh tịnh của người xuất gia là đời sống tan hòa
cá nhân tới đoàn thể, như sữa với nước. Sự sống ấy tạo thành một cái
gì trong người xuất gia như một động cơ mạnh, thúc mạnh người xuất
gia vào công việc giác tha. Và sống như vậy, mục đích người xuất gia
chỉ cần điều ấy mà thôi…”.
Thích Trí Quang _
Trích Viên Âm Nguyệt San, số 87, 26-12-1949.