tặng người hữu duyên –
Bạn bè chân chính như phong cảnh của cuộc đời
Có một số người giống như hoa sen chỉ có thể nhìn từ xa.
Có một số người như gió không cần phải để ý.
Có một số người tựa như trà có thể thưởng thức tinh tế.
Có người như cây có thể một đời nương tựa.
Ở trong cuộc sống, sẽ có một số người đến một cách an nhiên, yên lặng,
đợi chờ.
Cũng có một người nồng nhiệt như rượu cuồng phong như bị say. Nhưng
khi tỉnh lại thì không biết tìm nơi đâu.
Mối quan hệ của bạn bè đẹp nhất giống như thêu hoa trên gấm, quý nhất
giống như mùa đông tặng khối than hồng.
Thực phẩm ở trong bạn bè giống như trà tốt, đạm bạc nhưng không có
đắng cay.
Giống như mùi hương thoảng qua nhưng không làm mũi khó chịu
Phảng phất đến tựa như nước mãi chảy.
Bạn bè không phải là người đến sớm nhất, cũng không phải là người
chúng ta quen biết lâu nhất.
Nhưng mà họ đã đến rồi thì từ đó họ không có bỏ đi.
Mỗi người đều bận rộn với sự nghiệp của mình.
Nhưng lại cùng nhau quan tâm lo lắng.
Không cần phải cố gắng suy nghĩ về.
Bởi vì họ chưa từng quên đi trong lòng của mình.
Những câu chuyện thâm thúy thì chúng ta nói nhẹ nhàng.
Những con đường xa tít thì chúng ta cùng nhau đi từng bước.
Bạn bè ngày sau chúng ta bên nhau còn dài lắm.
Quán Như Vạn Lợi dịch
Month: October 2021
CHỌN MỘT TRONG HAI
A. Bạn thích có quyền lực hay bạn cần sự an lạc của nội tâm? Bạn chỉ nên chọn Một trong Hai.
Bạn yêu thích sự nổi tiếng hay bạn cần sự an lạc của nội tâm? Bạn chỉ nên chọn Một trong Hai.
Bạn muốn sống sung sướng hay bạn cần sự an lạc của nội tâm? Bạn cũng chỉ nên chọn Một trong Hai.
Bạn mong ước nhiều tài sản tiền bạc hay cần sự an lạc nội tâm? Bạn chỉ có thể chọn Một trong Hai.
Nếu bạn chọn tất cả những điều trên mà bạn lại bỏ quên tâm an lạc thì bạn có thật sự hạnh phúc chăng? Nếu thiếu vắng tâm an lạc chắc có lẽ mọi thứ đều vô nghĩa!
B. Cuộc đời này như là một ngôi trường, một lớp học. Khi chúng ta bắt gặp những điều hạnh phúc hoặc đau khổ thì hãy xem đó như là bài học, bài kiểm tra. Hãy học thuộc lòng những bài học, bài kiểm tra đó bằng nhận thức của trí tuệ, bằng sự Chánh Niệm của tu tập.
C. Sống tha thứ không phải vì mục đích chiến thắng hay thất bại, hoặc đạt được sự cao quý hay thấp hèn. Mục đích của tha thứ chính là thoát khỏi những trói buộc của nội tâm để vun bồi niềm an lạc bên trong tâm hồn. Tha thứ không phải để mong cầu người khác nể phục, coi trọng mình mà quan trọng nhất chính là nuôi dưỡng tâm an tịnh.
D. Chúng ta cố gắng làm việc mỗi ngày không phải chỉ để kiếm tiền.
Mà chúng ta còn phải kiếm:
– Sự an vui
– Những người bạn tốt
– Làm lợi ích đến nhiều người
– Cống hiến tài năng
– Vun bồi phẩm chất.
E. Cuộc đời này vô cùng ngắn ngủi đừng ngồi đó nghĩ đến những điều không tốt của người khác. Hãy nhiệt tâm với Chánh Pháp. Thời gian không còn nhiều nữa đâu!
F. Khi cận kề sự chết, người bạn thân nhất của chính mình đó là Thiện Pháp. Những Thiện Pháp đã làm là người bạn tốt nhất trong sinh tử.
Thiền Sư Jotika
Namo Buddhaya
TỐT VỚI NGƯỜI KHÔNG TỐT VỚI MÌNH
Khi mình đang sống tử tế, mà vẫn có người tệ với mình thì phải làm sao?
Khi ai đó đối xử tệ với mình, thì vẫn cứ tốt với họ nếu có thể đi. Không phải là để chứng minh mình cao thượng quá, cũng không phải là để cho cả thế giới thấy mình thật tốt đẹp ra sao, còn họ tệ đến mức nào. Đối xử tốt với họ, chỉ đơn giản là vì mình không giống họ thôi. Không cần phải cố chứng minh rằng bản thân mình tốt đẹp thế nào, bởi vì thời gian sẽ tự làm điều ấy vào một ngày nào đó thôi.
Đối xử tốt với họ, để cho họ biết rằng, mình sẽ không bị họ ảnh hưởng tiêu cực. Càng không vì họ mà vướng vào vòng luẩn quẩn của những sân hận. Đời người nói dài không dài, ngắn thì cũng không phải. Dành quá nhiều thời gian cho những điều thật tệ, có phải phung phí phút giây đáng ra dành cho những điều tốt đẹp rồi không.
Đối xử tốt với họ là để không tạo nghiệp cho chính mình.
“Người khác đối xử với bạn thế nào, đó là nghiệp của họ. Bạn đối xử với họ thế nào, là nghiệp của bạn. Cho nên, không sợ người nói xấu, chỉ sợ mình làm xấu.” Việc của mình là sống tốt cuộc đời mình, để không phải trả giá đắt cho những điều xấu mình làm nên.
Đối xử tốt với họ, vì hi vọng rằng họ sẽ nhận ra đâu là điểm dừng cho những điều không tốt. Nếu hi vọng ấy không thành, cũng không sao cả, ít nhất mình cũng thấy tự do thanh thản với cuộc sống vì những điều tốt đẹpmình đã trao đi.
Người không tốt với mình, mình càng phải tốt với họ. Khi tâm mình bình yên thì chẳng có sóng gió nào làm lung lay được.
Sưu Tầm
SỐNG THẾ NÀO MỚI CÓ HẠNH PHÚC
Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã
Vào khoảnh khắc nhận ra ba điều này, tôi đã hiểu ra mình phải sống như thế nào thì mới có thể trở nên hạnh phúc.
Không cần phải khiến cho tất cả mọi người trên thế gian yêu quý mình. Ngay cả Phật, Chúa còn không làm được điều này – khiến cho cả thế gian yêu quý, thì bạn đừng giữ ảo vọng đó nữa!
Tất nhiên cảm giác khi biết ai đó ghét mình thật không dễ chịu gì. Nhất là những người mình muốn được họ yêu quý. Nhưng sự thực là họ không hề yêu quý bạn, vậy là bạn sẽ buồn khổ, thậm chí là mang một nỗi đau?
Nhưng chính bạn cũng không thể yêu thích hết tất thảy mọi người cơ mà! Làm sao có thể yêu cầu một điều ngược lại?
“Đó là tham vọng vượt quá giới hạn. Nếu ai đó ghét bạn, hãy nghĩ rằng đó là chuyện thường tình của thế gian. Và cho qua như không có gì cả” – Đại đức Hae Min.
Vì việc tất cả mọi người đều yêu quý bạn là một điều không thể, nên hãy bớt dành năng lượng để khiến người ghét mình trở nên yêu mình, mà hãy mặc kệ rồi tiếp tục cuộc sống riêng của bạn. Xét cho cùng thì việc ai đó ghét bạn là vấn đề ở bản thân họ, chứ không phải do bạn.
Đừng Chọn Cho Mình Một Cách Sống Quá Khó Khăn
Để mang đến hạnh phúc cho người khác, trước tiên bạn phải có hạnh phúc cho riêng mình. Như một cốc nước đầy, chỉ người có sẵn hạnh phúc mới có thể san sẻ hạnh phúc cho thế gian.
Xét cho cùng mọi điều chúng ta làm phận lớn ở sâu thẳm bên trong đều là vì chính mình, ngay cả những việc có vẻ như làm vì người khác: nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình, v.v… suy cho cùng cũng là để ta có một chỗ dựa, để ta cảm thấy an tâm.
Và bởi vì mọi việc chúng ta làm thực chất đều vì chính mình được hạnh phúc, nên hãy cứ làm mọi điều mình thực sự muốn làm, chỉ cần điều đó không gây hại cho ai.
“Vì bản thân ta phải hạnh phúc trước thì mới thấy thế gian này hạnh phúc. Và phải như thế ta mới có thể làm cho thế gian hạnh phúc hơn nữa. Tất cả chúng ta với cuộc sống này. Đừng chọn cho mình một cách sống quá khó khăn”.
Đại đức Hae Min.
LÒNG TỐT Là thứ mà người điếc có thể nghe, người mù có thể thấy
Lòng tốt có thể làm được nhiều điều kỳ diệu, như mặt trời toả sáng trong những ngày lạnh giá, như mặt trăng chiếu sáng những đêm mịt mù, như làn gió xua tan sự oi bức.
LÒNG TỐT CHÍNH LÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG TỬ TẾ.
Bạn có biết một hành động tử tế dẫn tới một hành động tử tế khác. Một hành động tử tế đơn giản như tưới nước cho cây, cây sẽ lớn lên, đơm hoa kết trái, trái cho hạt, hạt được gieo xuống và có nhiều cây khác lại được mọc lên. Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó.
Chuyện kể rằng có một người phụ nữ mù bắt taxi tới một tòa nhà. Đồng hồ taxi hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng khi đến nơi. Người tài xế taxi dẫn người phụ nữ vào chỗ an toàn rồi nói rằng:
“Tôi không nhận tiền cước taxi của cô, bởi vì so với cô, việc kiếm tiền của tôi chắc dễ dàng hơn”.
Cũng vào lúc đó, một người đàn ông có dáng vẻ của một ông chủ đi ra, ông lên chính chiếc xe taxi đó. Trên đường đi, hai người đàn ông vui vẻ chuyện trò cùng nhau.
Khi tới nơi, đồng hồ báo cũng hiển thị số tiền là 100 ngàn đồng. Người đàn ông này đã lấy ra số tiền 200 ngàn và nói với người lái taxi rằng:
“Tiền này bao gồm cả số tiền của người phụ nữ lúc nãy. Tôi cũng không phải là vĩ đại gì, nhưng chắc việc kiếm tiền của tôi cũng dễ dàng hơn cậu, hy vọng cậu có thể tiếp tục làm việc tốt!”.
Đúng như Mark Twain đã từng nói:
“Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”.
Lòng tốt nhiều khi không biểu đạt qua tiền bạc, lòng tốt chính sự sẻ chia chân thành…
LÒNG TỐT ĐẾN TỪ CÁI NHÌN BIỂU CẢM, TỪ SỰ SẺ CHIA, TỪ SỰ TIẾP XÚC ÂN CẦN.
Nó là mọi thứ làm người khác ấm lòng, ở mọi nơi mọi lúc. Không phải chỉ khi có tiền, người ta mới có thể làm người tốt, mới có thể mang đến niềm vui cho người khác…!
Hai cậu bé tình cờ gặp nhau. Một cậu mồ côi luôn ước ao được bay như chim tới những vùng đất khác. Một cậu bị liệt ngồi trên xe lăn được bố đưa đi dạo, cậu ao ước có thể đi và chạy như các bạn nhỏ khác…!
Cậu bé muốn bay như chim hỏi cậu bé bị liệt xem liệu có cách nào có thể mọc thêm cánh để bay lượn trên bầu trời. Cậu bé bị liệt đáp rằng mình không biết, giờ cậu chỉ mong muốn có thể đi và chạy thôi…!
Cậu bé mồ côi nhìn bạn đầy thương cảm và ước mình có thể giúp được người bạn kia…
Và thế là cậu bé mồ côi đã nghĩ ra một trò chơi, cậu bảo bạn trèo lên lưng, bắt đầu đứng lên và chạy. Những bước chân ban đầu còn chuệnh choạng, càng về sau lại càng nhanh hơn…
Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ, cậu dần không cảm thấy gánh nặng trên lưng mà như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy băng băng, cho tới lúc cả hai cảm nhận gió đang tạt mạnh vào mặt…
Quá phấn khích, cậu bé tật nguyền giang rộng một tay, khua loạn trong gió và hét to: “Con đang bay, bố ơi. Con đang bay!”.
Vậy là cậu bé mồ côi đã giúp được người khác thực hiện được chính ước mơ của cậu…!
Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp…!
LÒNG TỐT ĐẾN TỪ SỰ BIẾT NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC
Jacqueline Kiplimo đã giúp một vận động viên khuyết tật uống nước trong lúc sắp về đích đầu tiên ở một giải marathon…!
Lòng tốt luôn hiện diện quanh ta, bởi quanh ta còn có rất nhiều người biết nghĩ cho người
Khi một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi:
“Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo, con sẽ làm gì?” Cậu bé suy nghĩ một lát rồi trả lời:
“Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”.
Người mẹ nghe vậy cảm thấy hơi buồn và thất vọng, cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm thế ?”
Và cô đã thật sự xúc động khi cậu bé ngây thơ đáp:
“Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ…!”
Đừng vội nghi ngờ người khác…
Hãy nhớ rằng làm người tốt và làm điều tốt, đó là tất cả những gì chúng ta nên làm. Hãy để lòng tốt hiện diện trên gương mặt, trong đôi mắt và trong nụ cười của bạn.
Đó là thứ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy…!
HỌA TỪ MIỆNG MÀ RA
Vọng ngữ tức nói sai sự thật, nói thô ác, nói thị phi chia rẻ, nói xu nịnh để
người khác xiêu lòng nhằm tư lợi là căn bệnh cố hữu của chúng sinh. Có thể
nói, trong vô vàn nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu thì khổ đau
do lời nói thiếu trách nhiệm mang đến nhiều hơn cả. Không phải ngẫu nhiên
mà người xưa đúc kết ‘mọi tai họa từ miệng mà ra’, lời nói như ‘búa nằm
trong miệng’ còn nguy hơn cả gươm đao.
Sở dĩ người ta phạm lỗi nhiều về lời nói vì nó không sâu kín riêng tây như
ý nghĩ (ý nghiệp) mà cũng không quá thô tháo như động chân tay (thân
nghiệp) nên ‘binh khí miệng lưỡi’ là công cụ được sử dụng nhiều nhất. Nói
một câu mà đối phương phải đau đầu. Nói xỏ xiên, ví von khiến người ta
nát óc, mất ăn mất ngủ. Buông một lời mà như ‘một mũi tên bắn trúng hai
đích’, gây mất đoàn kết, ly gián nhau. Thậm chí một lời thốt ra khiến người
ta phải mất mạng. Thế nên Đức Phật luôn cảnh tỉnh hàng đệ tử khéo tu cái
miệng, chuyển hóa khẩu nghiệp cho thiện lành nếu không sẽ rơi vào ba
đường ác, chịu quả báo khổ đau.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế
Tôn bảo các Tỳ-kheo:
Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành, thực hành
nhiều rồi thành hạnh địa ngục, hạnh ngạ quỷ, hạnh súc sanh, nếu sanh trong
loài Người thì hơi miệng hôi thối, làm người chán ghét, như là vọng ngữ.
Này các Tỳ-kheo, nếu có người nói dối, nói thêu dệt, cãi lẫy thị phi, liền đọa
trong súc sanh, ngạ quỷ. Vì sao thế? Vì nói dối vậy. Thế nên hãy chí thành,
không được vọng ngữ. Thế nên, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm14.Ngũ giới, tr.188)
Dĩ nhiên người học Phật nào cũng thấy giá trị của việc nói thật và mong
muốn được thể hiện chánh ngữ trong đời sống hàng ngày. Nhưng kiểm soát
và làm chủ lời nói là điều không dễ. Chúng ta thường nói theo các cung bậc
cảm xúc vui buồn thương giận trong ta, nói theo sự sai khiến của tham lam,
hờn giận và si mê. Nên mỗi ngày, chính mình đã mang ‘gươm đao’ uy hiếp
người thân và mọi người đồng thời chính mình cũng gánh chịu lại mọi loại
‘rác rưởi’ từ người khác.
Để thực hành chánh ngữ, việc đầu tiên chúng ta phải ý thức được rằng,
vọng ngữ mang lại khổ đau trong hiện tại, tương lai chịu quả báo trong ba
đường ác. Kế đến là dặn lòng thành thật. Dẫu biết rằng, nói thật là điều
không dễ. Đôi khi chánh ngữ cần được vận dụng một cách linh hoạt thành
khéo nói; nói sao mà lợi mình và lợi người. Việc phát ngôn tuy nhanh chóng
nhưng kỳ thực nó là một tiến trình. Cội nguồn của ngôn ngữ lưu xuất từ
trong tâm ý. Những ai có thực tập chánh niệm, ‘trước khi nói uốn lưỡi bảy
lần’ thì người này có khả năng kiểm soát lời nói nhờ vậy mà tránh được
những phát ngôn vụng về.
Một lời nói ra nhanh như tên bắn, không thể thâu lại được. Như bát nước
đầy đổ ra đất không thể hốt lại được. Nên hãy tự học nói lời chân thật, nói
lời xây dựng, nói lời yêu thương, nói lời tử tế. Nói chậm, nói ít và nói đúng
để gieo trồng hạt giống chánh ngữ mỗi ngày. Luôn suy nghiệm về lời nói
của mình, vì sao ta nói chẳng ai tin, không mấy người để ý, ta chẳng thuyết
phục được ai, mở lời thì họ quay lưng? Rõ ràng, ta thiếu phước về lời nói do
trước đó không thực hành chánh ngữ. Thế nên người học Phật cần ý thức rõ
về khẩu nghiệp, cực kỳ thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình, ‘nói như
hoa mà không nói như phân’ để thêm vui bớt khổ.
QUẢNG TÁNH