- Sự Thanh Tịnh Nằm Ở Trong Tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng
thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi
bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần
lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản
thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao. - Tức Giận Chỉ Là Một Cục Than Hồng Có Thể Làm Đau Người Khác,
Nhưng Người Bị Bỏng Đầu Tiên Chính Là Bản Thân Bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm
hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận.
Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi
tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng
nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương
người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân. - Suy Nghĩ Sẽ Định Hình Con Người Bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn
vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng
thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì
tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi
chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào
bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng
cho mình. - Biết Người Là Thông Minh, Biết Mình Là Sự Giác Ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là
một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là
ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định
để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa
mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là
điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy!
Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới. - Thay Thế Đố Kị Bằng Ngưỡng Mộ
Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón
nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi
lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà
không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì
đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành
động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới. - Nhân Từ Với Tất Thảy Mọi Người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với
người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó
trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi
người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ
nhiều, có người chịu khổ ít. Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì
mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn
người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo.
Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác. - Tùy Duyên
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy
duyên. Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái
gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn
nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên. Bạn có thể cố gắng
theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá
giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ
rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng
nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống
dễ dàng hơn.
Nhóm Minh Triết Phương Đông
Month: December 2021
CÁI THẤY VÔ THƯỜNG
“… An tịnh Thân, – An tịnh Ngữ – An tịnh Ý, đó là những điều cần nghĩ và đó
là những điều cần làm. Tại sao? Vì nghĩ và làm những điều ấy, không những giúp
cho ta đặt gánh nặng khổ đau sanh tử xuống, mà còn giúp cho ta thấy rõ được
tính duyên khởi, tính chân như, tính vô ngã nơi ta và cả nơi vạn hữu nữa.
Và đó là những điều cần làm, và phải làm ngay không do dự, vì hành động
của thân an tịnh không làm cho môi trường sống bị ô nhiễm; không làm cho khí
hậu của trái đất nóng lên; không làm cho Bắc băng dương hay Nam băng dương
chảy ra thành nước biển và không làm cho Thái bình dương trở thành những
điểm nóng tranh chấp.
Và an tịnh ngữ hành cần phải làm, vì tự thân nó chuyển tải ngôn ngữ của chân
thật và tình thương; nó không biến thế giới con người trở thành thế giới của
chiến tranh miệng lưỡi; nó có khả năng tháo gỡ những quả khẩu lôi ra khỏi
miệng lưỡi con người và đưa thế giới con người đi đến với thế giới âm thanh
khoan hòa, từ ái.
Và an tịnh tâm hành cần phải làm, vì tâm không an tịnh, ta khó có được hành
động không gây thiệt hại mình và người, ta không thể nào có được những hành
động bảo vệ người, vật và môi sinh một cách hợp lý; ta khó bỏ qua những gì sai
lầm mà người khác đã gây ra cho ta và ta đã từng lầm lỡ đối với người khác ở
trong quá khứ; không những vậy mà ta cũng khó có hạnh phúc trong hiện tại,
để làm nền tảng hạnh phúc cho ta trong tương lai.
Không an tịnh tâm ý, ta không tài nào thiết lập được tịnh độ cho chính ta và
cho những người ta thương yêu. An tịnh tâm ý là gốc rễ của tịnh độ và là nền
tảng để thiết lập một quê hương xinh đẹp, xanh sạch và trang nghiêm nơi thế
giới mà ta đang hiện hữu…”
Thích Thái Hòa
GIÓ LỚN CŨNG KHÔNG DI CHUYỂN ĐƯỢC NÚI
Nếu như có ai đó nói những lời khiến bạn bị tổn thương, phê bình hay hạ
nhục bạn thì bạn sẽ phản ứng thế nào?
Bạn sẽ nổi trận lôi đình, hỏa khí bừng bừng mắng lại người ta, bạn sẽ kìm
nén cơn giận xuống hay sẽ ung dung bỏ qua?
Câu chuyện về Đức Phật dưới đây sẽ cho chúng ta một bài học sâu sắc để
giữ vững tâm tính và làm chủ bản thân mình.
Một hôm, Đức Phật đang trên đường đi hóa duyên thì ngang qua một
ngôi làng, đột nhiên có một toán người kéo đến tìm Ngài và nói những lời
hết sức vô lễ thậm chí rất xấu xa bẩn thỉu.
Đức Phật chỉ im lặng lắng nghe, sau khi họ nói xong mới ôn tồn bảo:
“Cảm ơn các vị đã tới tìm tôi, nhưng tôi đang có việc phải đi ngay, người
dân làng bên còn đang đợi tôi, tôi phải đến đó đã. Ngày mai khi xong việc
tôi sẽ có đủ thời gian, lúc đó nếu như các vị còn điều gì muốn nói với tôi thì
chúng ta sẽ gặp lại nhau được không?”
Toán người sau khi nghe xong thì không tin nổi vào tai mình, họ đồng
loạt kinh ngạc:
“Chuyện gì xảy ra với người này vậy?”
Một người trong số đó liền hỏi Đức Phật:
“Chẳng lẽ ông không nghe thấy chúng tôi nói gì sao? Chúng tôi nói ông
không ra gì cả, vậy mà ông lại không phản ứng gì hết?”
Đức Phật nói:
“Nếu các vị muốn tôi phản ứng lại thì quá muộn rồi, các vị phải quay về
mười năm trước thì mới thấy được tôi phản ứng. Nhưng mười năm nay tôi
đã không còn bị người khác điều khiển, tôi không còn là một nô lệ nữa, tôi
là chủ của bản thân mình. Tôi chỉ dựa vào việc mình cần làm chứ không chạy
theo phản ứng của người khác”.
Đúng vậy! Chỉ cần là đang làm việc mà bản thân cần làm, nếu như có
người tức giận hay sỉ nhục bạn thì đó chẳng qua là vấn đề của anh ta. Bởi vì
anh ta muốn nói thế nào, muốn làm ra sao thì đó là đạo đức tu dưỡng của
anh ta, bạn có thể làm được gì sao?
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nhất định sẽ gặp phải những chuyện trái
ý hoặc nhận được những lời lẽ khó nghe. Phản ứng của bạn trước những
mâu thuẫn chính là tấm gương phản chiếu nội tâm bên trong bạn.
Sưu Tầm
RỒI SẼ CÓ MỘT NGÀY
Rồi một ngày nào đó chúng ta sẽ đối diện một mình với chính mình, bằng
những sự cô đơn sợ hãi và trống vắng. Đó là những lúc chúng ta ốm đau và
chuẩn bị cái chết sắp diễn ra. Lúc này chẳng thể ai có thể làm được gì cho ta.
Tốt hơn hết bây giờ hãy tập sống đối diện với chính mình, bằng cánh ngồi
thiền để quay về với nội tâm, sống chánh niệm tĩnh giác trong cuộc sống
hằng ngày, để rèn luyện cho tâm một sự vững mạnh (định).
Hãy lắng nghe giáo Pháp mỗi ngày để cho trí tuệ phát sinh, nó sẽ giúp
chúng ta hiểu biết và hoá giải những phiền não trong tâm.
Hãy tập thói quen suy nghĩ, nói năng và hành động trong sự thiện lành,
với tinh thần ôn hoà từ tốn nhẹ nhàng, luôn tạo cho mình một môi trường
an tĩnh.
Tập thói quen niệm tưởng ân Đức Phật, và lưu giữ những hành động tạo
Phước bố thí, cúng dường lễ lạy cung kính trong tâm thức, để mỗi lúc chúng
ta có phiền não sinh khởi trong tâm, liền kịp thời suy tưởng và tác ý để cho
sự hoan hỷ ấy phát sinh, nhằm xua tan các phiền não bất an ra khỏi tâm
mình.
Khi làm bất cứ một công việc gì, trước tiên hãy suy nghĩ về người khác,
rồi sau đó mới nghĩ về mình.
Trước khi nói một điều gì hãy cân nhắc xem có lợi ích gì hay không.
Trước khi suy nghĩ về một điều gì đó, tự xét lại mình có chắc chắn là đúng
hay không.
Sadhu ! Sadhu ! Lành thay
Giới Đinh Tuệ
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
CÂU CHUYỆN CỦA THÀNH THẬT
Chuyện kể rằng, trước đây có hai người bạn trẻ tuổi thân thiết, thường
ngày đều đối xử tốt với nhau. Một người tên là Thông Minh, người còn lại
tên là Thành Thật. Một ngày nọ, hai người bạn lên thuyền đi ngao du cùng
nhau.
Nhưng khi họ đang ngồi thuyền trên biển thì gặp phải một cơn bão to gió
lớn. Chiếc thuyền mà hai người đang đi đã bị nhấn chìm ngay sau đó. Chiếc
thuyền cứu nạn chỉ có một chỗ, người thanh niên trẻ tuổi tên là Thông Minh
vừa thấy tình hình không hay liền nhanh chóng lên thuyền cứu nạn, đẩy
người bạn xuống nước.
Người thanh niên tên Thành Thật may mắn gặp đại nạn mà không chết.
Anh ta bị sóng biển đẩy đến một hòn đảo nhỏ hoang vắng. Thành Thật
hoảng hốt sợ hãi nhưng không còn cách nào khác đành phải ngồi trên bờ cát
chờ thuyền cứu viện.
Chẳng bao lâu sau, quả nhiên từ xa có một chiếc thuyền cùng với những
bản nhạc vui nhộn đi tới. Thành Thật lập tức đứng dậy, nhìn về phía con
thuyền đang mở nhạc và vô cùng mừng rỡ vì con thuyền đang tến về phía
hòn đảo hoang vu. Anh nhìn thấy trên chiếc thuyền có một lá cờ đề hai chữ
Sung Sướng.
Thành Tín vội gọi to: “Sung Sướng! Sung Sướng! Tôi là Thành Thật đây.
Anh hãy cứu tôi với!”
Sung Sướng vừa nghe tiếng gọi thì liền đáp trả: “Không thể, không thể!
Nếu tôi mà có thành thật thì sẽ không thể sung sướng được đâu. Anh hãy
nhìn xem, trên thế giới này có biết bao nhiêu người bởi vì nói lời thành thật
mà không được sung sướng, vui vẻ?” Vừa dứt lời, Sung Sướng liền rẽ hướng
khác mà đi.
Một thời gian sau, một chiếc thuyền nhỏ gắn tên Địa Vị đi tới. Thành Thật
vội gọi to: “Địa Vị! Địa Vị! Tôi là Thành Thật, anh có thể cho tôi về được
không?”
Địa Vị vừa nghe, vội chèo thuyền ra xa và quay đầu nói: “Không được,
không được! Tôi không thể cho anh lên thuyền của tôi được. Địa vị của tôi
đạt được không dễ dàng gì, nếu như có anh thì tôi khó mà giữ vững được
địa vị của mình!”
Thành Thật vô cùng thất vọng nhìn Địa Vị rời đi, trong lòng tràn ngập
nghi hoặc và khó hiểu. Anh ta đành phải ngồi trên bờ cát nơi đảo hoang tiếp
tục đợi chờ.
Rất lâu sau lại có một con thuyền nữa đi tới. Thành Thật vừa thấy con
thuyền mang tên Cạnh Tranh đến liền hô lớn:
“Cạnh Tranh! Cạnh Tranh! Tôi là Thành Thật. Anh có thể cho tôi lên
thuyền của anh để về nhà được không?”
Cũng như những con thuyền trước, Cạnh Tranh vừa nghe thấy, vội vàng
từ chối: “Anh đừng đem phiền toái đến cho tôi. Hiện giờ thế giới cạnh tranh
khốc liệt như vậy, tôi nếu mà có anh thì sao cạnh tranh nổi với người ta đây?”
Nói dứt lời, Cạnh Tranh lập tức rời đi.
Một lúc sau, đột nhiên trên bầu trời những tia chớp và tiếng sấm sét nổi
lên. Cuồng phong cuồn cuộn thổi tới làm sóng biển dâng lên dữ dội.
Thành Thật đang ở vào lúc tuyệt vọng nhất thì chợt nghe thấy một âm
thanh vừa đôn hậu vừa thân thiết: “Cậu bé! Hãy lên thuyền đi!”
Thành Thật nhìn lên thì nhận ra đó chính là ông lão Thời Gian, bèn hỏi:
“Vì sao ông lại cứu tôi?”
Ông lão Thời Gian mỉm cười đáp:
“Chỉ có thời gian mới có thể chứng minh được thành thật là quan trọng
đến mức nào!”
Trên hành trình trở về nhà, ông lão Thời Gian chỉ vào những con thuyền
bị sóng đánh lật mà trên đó có chở Thông Minh, Sung Sướng, Địa Vị, Cạnh
Tranh rồi trầm mặc nói:
“Đã không còn Thành Thật, thì Thông Minh sẽ chỉ làm hại chính mình,
Sung Sướng sẽ không được lâu dài, Địa Vị chỉ là thứ giả tạo và Cạnh Tranh
cũng sẽ thất bại mà thôi!”
Nguồn sưu tầm
THUẬN DÒNG NGƯỢC DÒNG
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Bhanda. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Có bốn hạng người, này các Tỷ kheo, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại và hạng người đã vượt qua đến bờ kia, đứng trên đất liền.
Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng? Hạng người thọ hưởng các dục và làm ác nghiệp gọi là đi thuận dòng.
Thế nào là hạng người đi ngược dòng? Này các Tỷ kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh gọi là đi ngược dòng.
Này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại? Hạng người do diệt tận năm kiết sử, được hóa sanh, không còn trở lại đời này nữa gọi là tự đứng lại.
Thế nào là hạng người đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền? Này các Tỷ kheo, có hạng người do diệt các lậu hoặc, chứng ngộ và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát gọi là đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.
Này các Tỷ kheo, có bốn hạng người như vậy có mặt ở đời.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Bhandagàma)
LỜI BÀN:
Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều. Chỉ có ai bước lên bờ, đứng trên mặt đất tâm bằng phẳng ngắm nhìn dòng sông trần tục bon chen, hỗn độn mới cảm nhận sâu sắc nổi khổ trần gian và niềm hạnh phúc xuất thế.
Trong dòng sông đời ấy, thuận theo dòng chảy nghiệp lực thì dễ dàng. Hưởng dục và làm ác chính là thuận dòng sinh tử. Thuyền đời thuận dòng đông đảo, chen chúc, ầm ĩ, giành giật và hưởng thụ, hả hê để mãi vui mà chẳng ai biết rằng nó đang xuôi nhanh về ác đạo.
Rồi một vài con thuyền nhận ra đâu là bến đỗ nên mới quay đầu, đạp sóng, vượt gió trở về cội nguồn. Chấp nhận nghịch lưu, quay lưng với trần gian, bỏ lại sau lưng bọt bèo và rác rưởi, thuyền đời xuất gia lầm lũi tiến lên. Đi ngược dòng thế gian thì khó khăn trở nên bội phần nhưng thênh thang, trống trải.
Đi mãi rồi cũng về tới bến xưa, trước mặt là rừng xanh, dưới chân là cát mịn. Thuyền đời dừng lại, không cần thả neo, ngủ yên trong bến vắng vì năm ngọn sóng kiết sử không còn. Nơi đây thuyền đã hóa thân, không trở lại dòng sông sanh tử nữa (quả Bất lai).
Cũng nơi bến xưa ấy, có những con thuyền được kéo lên bờ bình yên, dòng sông ái ngày xưa chỉ còn là kỷ niệm. Từ đây, mặc cho dòng sông đời vẫn cứ trôi, sóng gió ái dục phiền não trên sông vẫn gào thét dập vùi nhưng thuyền từ Bát nhã vẫn an nhiên. Rồi lòng từ bi giục giã thuyền xuôi trở lại dòng sông để độ đời. Vì thế, dòng sông đời vẫn luôn rộn ràng ngược xuôi rồi xuôi ngược.
Bốn loại thuyền ngược xuôi trong sông ái cũng chính là bốn hạng người sống trong đời. Chọn loại thuyền nào, lối sống nào tùy thuộc căn lành của mỗi người. Với người con Phật, nên tìm về an lạc, giải thoát làm lẽ sống, cũng như những con thuyền kia tìm về bến đỗ bình an.
QUẢNG TÁNH
HỌC LÀM NGƯỜI
Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!
- Thứ Nhất, “Học Nhận Lỗi”.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm
đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không
biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. - Thứ Hai, “Học Nhu Hòa”.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người
ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm
mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. - Thứ Ba, ” Học Nhẫn Nhục”.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước
biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết
hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện
nhỏ hóa thành không. - Thứ Tư, “Học Thấu Hiểu”.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.
Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau.
Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được? - Thứ Năm, “Học Buông Bỏ”.
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì
đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một
túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn,
biết buông bỏ thì mới tự tại được! - Thứ Sáu, “Học Cảm Động”.
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy
mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động,
cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động. - Thứ Bảy, “Học Sinh Tồn”.
Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó
là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh.
Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của
nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những
ảo tưởng ở tương lai… Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao
với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.
“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ.
Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức
mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa-môn là nhẫn nhịn.”
Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô
thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường
hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta,
của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt.
Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa
Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau
thất vọng.
Mọi sự mọi vật do ái dục vô minh, tức tham sân si chi phối trong các hành
động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết
nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý
niệm “ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và
chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”,
tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”…
nên mới khổ.
Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới chung quanh, nên chúng
ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm
trí huệ”
“Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay”.
Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình,
đừng lừa dối chính mình.
Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo
chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là
một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn
thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy
chỉ là một củ thôi …
Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý
thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý… Chính ý niệm của
con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp
sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta?
Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác,
vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào
có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người
qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống,
đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương
đến muôn loài.
Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế
định (paññatti) với khái niệm.
Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác
(không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu
cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực
tất yếu từ sự thấy biết này.
“Sống với đạo Phật:
- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp;
đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác. - Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán
sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương
tổn đến tha nhân”.
Trí tuệ không để bản ngã xen vào (chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành
của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến
trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng
luân hồi sinh tử.
“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người
ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. - Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị ô nhiễm.
- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
- Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới.
- Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà
thôi…
“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ
không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh
chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa
những thứ khác.
Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu
buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”
Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác
hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi
vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài
học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên
chú… chứ không nên chểnh mảng.
Nhưng phải cẩn thận, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc,
dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại…
“Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của
bạn …
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần
các triết lý cao siêu.
Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.
Đức Dalai Lama