TÀI SẢN CỦA NGƯỜI TU PHẬT

Người thế gian có 3 thứ sức mạnh:

  1. Có nhiều tài sản.
  2. Có nhiều mối quan hệ rộng rãi.
  3. Có địa vị trong xã hội.
    Người tu Phật cũng có 3 thứ sức mạnh: (Gọi là người tu Phật vì không giới
    hạn cạo đầu đắp y, và không phải ai cạo đầu đắp y cũng là người tu Phật)

  1. CÓ NHIỀU TÀI SẢN.
    Tài sản không phải là điện thoại xịn, xe sang, chùa to Phật lớn, mà là 7
    thứ tài sản dưới cái nhìn của bậc thánh (thất thánh sản): Niềm tin (tín), bố
    thí và chia sẻ (thí), giới hạnh (giới), biết hổ thẹn tội lỗi (tàm), ghê sợ tội lỗi
    (quý), nghe nhiều học rộng (đa văn), trí tuệ (trí).
  2. QUAN HỆ RỘNG RÃI.
    Không phải là quen biết bao nhiêu đại thí chủ, hoà thượng, thiền sư, mà
    là có lòng thương tưởng đến vô hạn chúng sanh (từ, bi, hỷ, xả).
  3. CÓ ĐỊA VỊ.
    Không phải là làm chức nọ chức kia, mà là có khả năng chứng đắc các
    tầng thiền định, bốn đạo, bốn quả và một Niết-bàn.
    Bài viết nhằm mục đích làm cho người lành được hoan hỷ.
    Sư Hạnh Tuệ

CÁCH LÀM CHO NHẸ VẤN ĐỀ

  1. Thay vì nói rằng tôi ghét họ.
    Hãy nói rằng tôi chưa tìm được điểm để yêu mến họ.
  2. Thay vì nói rằng tôi đang rất tức giận với người này.
    Hãy nói rằng tôi đang khó chịu với họ một chút.
  3. Thay vì nói rằng tôi đang rất đau khổ.
    Hãy nói rằng hôm nay mình không được hạnh phúc lắm.
  4. Thay vì nói rằng tôi đang rất bất an.
    Hãy nói rằng tôi đang cảm thấy không ổn cho lắm.
  5. Thay vì nói rằng tôi đang rất bế tắc.
    Hãy nói rằng tôi chưa tìm được cách giải quyết chuyện này.
  6. Thay vì nói rằng tôi chán cuộc hôn nhân này lắm rồi.
    Hãy nói rằng tôi có trách nhiệm gìn giữ hạnh phúc gia đình mình.
  7. Thay vì nói rằng: Chúng ta ly hôn đi!
    Hãy nói rằng chúng mình cần chấn chỉnh lại hôn nhân.
  8. Thay vì nói rằng cuộc đời là bể khổ.
    Hãy nói rằng đừng tham muốn nhiều thì không tự chuốt lấy khổ đau cho
    mình !
    Cùng một vấn đề nhưng chỉ cần thay đổi góc nhìn thì cũng cho ra cách
    giải quyết khác nhau. Cho nên, thay vì phức tạp hóa nó lên sao bạn không
    chọn nghĩ đơn giản đi để đời thảnh thơi, cuộc sống nhẹ nhàng?
    Hơi Thở
    Namo Buddhaya

10 VIỆC KHÔNG THỂ ĐỢI TRONG ĐỜI NGƯỜI


Đời người có rất nhiều việc bỏ lỡ mất sẽ làm thay đổi vận mệnh của bản
thân và không kịp bù đắp lại được. Khi không thể bù đắp lại được người ta
sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc. Những năm tháng về già lại càng cảm thấy hối
tiếc hơn vì thời gian không còn đủ để vãn hồi. Cho nên, đời người có những
việc cần làm ngay, không nên chần chừ chờ đợi.

  • Dưới đây là 10 việc nếu có cơ hội cần làm ngay, không thể chờ đợi trong
    cuộc đời:
  1. Đừng Đợi Lúc Thất Bại Mới Nhớ Lời Khuyên Của Người Khác
    Cổ nhân có câu: “Thuốc đắng giã tật”, Lão Tử cũng giảng: “Tín ngôn bất
    mỹ, mỹ ngôn bất tín”, ý tứ chính là lời nói thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ
    thì không thật. Cho nên, lời nói thật tuy khó nghe nhưng lại có lợi cho hành
    động.
    Người trí tuệ nói ít nghe nhiều. Khi một người nói lời gì về họ, họ sẽ biết
    lắng nghe và nhìn nhận lại mình không bởi vì người nói lời khuyên ấy là
    người như thế nào.
  2. Đừng Đợi Lúc Lẻ Loi Mới Nhớ Tới Bạn Bè
    Người bạn chân chính là người vĩnh viễn không bỏ rơi bạn, nhất là khi
    người ấy gặp nguy nan. Đời người có được một người bạn tri kỷ đã đủ mừng
    rồi.
    Nếu ở hiện tại, khi một người viết tên những người bạn thân thiết của
    mình ra một tờ giấy và phát hiện ra rằng chỉ có một vài người thôi. Vậy thì
    người ấy nên đặt tâm vào việc này nhiều hơn một chút. Điều đó cũng có
    nghĩa là người ấy sẽ phải trở nên rộng mở hơn, tấm lòng thoáng đãng, lắng
    nghe và chia sẻ nhiều hơn nữa.
  3. Đừng Đợi Lúc Có Chức Vị Mới Cố Gắng Làm Việc
    Có người cả tuổi thanh xuân đều là đang đi tìm công việc như ý. Đợi đến
    lúc đầu bạc họ mới bắt đầu hối hận vì bản thân chấp nhất vào chờ đợi.
    Có câu nói rất hay rằng: “Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường”. Nếu một
    người muốn làm thành công một việc nào đó, người ấy nhất định sẽ tìm
    được phương pháp và đường lối. Còn một người muốn từ bỏ một việc nào
    đó, người ấy nhất định cũng sẽ tìm được rất nhiều cái cớ phù hợp. Thế giới
    rộng lớn, chỉ cần chúng ta nguyện ý cố gắng thì ở mọi nơi đều có công việc
    vừa lòng như ý cả.
  4. Đừng Đợi Lúc Sinh Bệnh Mới Ý Thức Được Sinh Mệnh Là Yếu Ớt
    Sinh mệnh con người kỳ thực rất yếu ớt, mong manh, không ai biết được
    chính xác ngày mai của mình sẽ ra sao. Vì sao còn không quý trọng sinh
    mệnh của mình?
  5. Đừng Đợi Lúc Chia Lìa Mới “Quý Trọng Tình Cảm”
    Thế nhân luôn là đến lúc chia lìa mới hiểu được trân quý. Con người đều
    là “nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn thiện, hoàn mỹ cả.
    Chỉ có nuôi dưỡng cho mình một tấm lòng khoan dung, rộng lượng mới
    có thể dung nạp được người khác, quý trọng người khác. Đời người là một
    vòng tuần hoàn, kỳ thực, đối xử tốt với người khác cũng chính là đối xử tốt
    với bản thân mình.
  6. Đừng Đợi Lúc Có Người Tán Thưởng Mới Tin Tưởng Chính Mình
    Mỗi người đều có ưu điểm và sở trường riêng của bản thân mình, không
    ai là “đồ bỏ đi” cả. Tự tin rất nhiều khi chính là chìa khóa của sự thành công.
    Chờ đợi đến lúc có người tán thưởng mới tin tưởng chính mình, quả thực
    là điều đã muộn.
  7. Đừng Đợi Lúc Người Khác Vạch Ra Mới Nhận Lỗi Lầm
    Mỗi người đều có sở trường nhưng cũng có yếu điểm, “điểm mù” của
    mình. Sống trên đời, mỗi người đều khó tránh khỏi việc phạm phải sai lầm.
    Khi phạm lỗi, có người sẽ giỏi che giấu, nhưng có người lại dũng cảm thừa
    nhận, sửa sai. Người dũng cảm thừa nhận, sửa sai cuối cùng sẽ nhận được
    sự tôn trọng và yêu quý từ người khác.
    Con người thường thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận
    khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho
    rằng bản thân mình mới là đúng.
    Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi thì chẳng
    những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng
    khoan dung độ lượng.
  8. Đừng Đợi Lúc Gia Tài Bạc Triệu Mới Bố Thí
    Có câu nói rằng: “Tặng người hoa hồng thì trên tay sẽ lưu lại dư hương”.
    Cho đi là một loại hạnh phúc, càng là một loại biết ơn. “Cho đi” là mỹ đức
    khiến người ta vui sướng nhất.
    Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ, khi chúng ta làm bất kể việc gì không
    tốt thì trong lòng sẽ thấy bất an, không vui vẻ nổi, nội tâm cũng không thoải
    mái. Còn nếu như một người làm việc thiện tuyệt đối không vì điều kiện gì
    thì trong lòng người ấy chắc chắn sẽ vô cùng hạnh phúc.
    “Tặng than cho người trong ngày đông giá rét” có thể khiến người ấy cải
    biến được cuộc đời. Cho nên, hãy trợ giúp người khác khi họ nguy nan, cần
    chúng ta. Khi người khác cần trợ giúp, chúng ta nên tận lực trợ giúp họ. Đây
    là tâm lương thiện, là từ bi.
  9. Đừng Đợi Lúc Lâm Chung Mới Nhận Ra Phải Nhiệt Tâm Sống
    Người ta ví đời người như một con sông dài, khi gió êm sóng lặng, khi lại
    mãnh liệt chảy xiết, nhưng phần lớn luôn là hài hòa, tươi đẹp.
    Sinh mệnh con người cũng không bởi vì “sinh lão bệnh tử” của một người
    mà thay đổi, lại càng không bởi vì sự chán ghét, sa sút tinh thần của một
    người mà kéo dài. Quý trọng ngày hôm nay, trân quý những gì mình có,
    nhiệt tâm hướng về phía trước thì cuộc đời sẽ xinh đẹp hơn.
  10. Đừng Đợi Có Tiền Mới Báo Hiếu Cha Mẹ Vì Họ Không Đợi Được
    Bạn Đâu
    Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha
    mẹ. Khi còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên lo ăn học, đến khi ra trường lại lập gia
    đình sớm và lo cho gia đình mình, cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng
    dưỡng. Đến khi biết làm cha mẹ, thấu hiểu được cái cha mẹ cần khi xưa, thấu
    hiểu nỗi vất vả khó khăn bản thân muốn quay lại báo đáp công ơn cha mẹ
    thì cha mẹ đã qua đời.
  • Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.
    Lời dạy ấy đã nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của tâm hiếu, hạnh hiếu
    trên bước đường tu; nhưng thực hiện tâm hiếu, hạnh hiếu như thế nào cho
    đúng Chánh pháp để cha mẹ và ta đều được lợi lạc.
    Tỉnh Thức
    Namo Buddhaya

GIẢI THOÁT CƠN GIẬN DỮ

Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá
nói:

  • Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả
    ngài.
    Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức.
    Rất nhanh trí, người đánh cá nói:
  • Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang
    tức giận.
    Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống.
  • Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi
    khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm
    một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.
    Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì
    không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và
    một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường.
    Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng
    đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai:
  • Ðừng hành động khi đang giận dữ.
    Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ
    ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
    Ông gào lên:
  • Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!
    Vợ ông giải thích:
  • Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng
    để dọa chúng.
    Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai.
  • Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi
    nữa. Người đánh cá phấn khởi nói.
  • Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.
    Vị samurai trả lời:
  • Ngươi đã trả nợ rồi.
    Bạn thấy đó, đúng như ông bà ta thường nói “giận quá mất khôn”, hành
    động trong lúc giận dữ thường mang đến những hậu quả khó lường.
    Vậy làm sao để có thể kiểm soát được cơn nóng giận của mình, Bạn hãy
    tự suy ngẫm nhé.
    Đa số mọi người đều không nhận ra cơn giận dữ của mình khi họ đang
    nổi cáu. Sự thật thì giận dữ chỉ là một cảm xúc thứ yếu – kết quả là sự sợ hãi,
    bối rối của một người khi họ bị bắt nạt, đe dọa hay có những bất ổn từ tâm
    lý thần kinh. Cơn giận sẽ bột phát hoàn toàn một khi bạn không thể giải
    quyết những vấn đề tâm lý trên.
    Khi nhận định một cách rõ ràng các yếu tố tạo nên sự giận dữ của mình,
    bạn sẽ thấy rằng vấn đề bắt nguồn từ yếu kém trong cách điều tiết cảm xúc
    của bạn, chứ không phải lỗi của một ai khác. Biết được điều này đồng nghĩa
    với việc có thể giải quyết ổn thỏa cơn giận dữ hay không là trách nhiệm của
    bạn. Việc chịu đựng, chứa chấp cơn giận dữ trong thời gian dài sẽ càng lúc
    càng khiến bạn trở nên nóng nảy và khó gần hơn.
    CỐ GẮNG HÍT THỞ SÂU
    Khi bạn đang ở đỉnh của “núi lửa”, cơn giận dữ trong người bạn đang sôi
    sục và dâng trào, hãy dành ra ít nhất một khoảng thời gian để cố gắng hít
    thở sâu. Điều này nghe có vẻ dễ dàng đấy, tuy nhiên, trong lúc giận thì hiếm
    có ai đủ tỉnh táo để nhớ được cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả này.
    Hãy cố gắng dành thời gian để bình tâm và trầm lặng nhằm nghĩ một
    cách thông suốt về những gì đang diễn ra. Bạn có thể tự đếm nhẩm từ 1 đến
    10 như một câu thần chú đơn giản làm tan biến những xung đột đang xảy ra
    trong tâm trí. Những nhịp thở chậm, đều đặn là cách để các cơ bắp đang
    căng cứng của bạn có dịp nghỉ ngơi, thư giãn. Dù phương pháp điều hòa hô
    hấp này có thể không xua tan ngay lập tức, nhưng ít nhất, nó cũng giúp bạn
    tạm thời kiểm soát sự bực bội của mình.
    HÓA GIẢI CƠN GIẬN DỮ
    Hãy học cách giải quyết mọi chuyện trong hòa bình, tránh những xung
    đột không cần thiết khi cơn giận dữ xảy ra. Hãy nghĩ về nguyên nhân tạo
    nên sự bực tức của bạn một cách cụ thể, rõ ràng để có hướng xử lí thích hợp
    nhất.
    Lấy ví dụ, khi cấp trên cố tình lơ là, phớt lờ những nỗ lực trong công việc
    của bạn. Thay vì tranh cãi một trận kịch liệt với anh ấy và kết quả là bị đuổi
    việc, hãy cố gắng nỗ lực làm việc nhiều hơn nữa. Tất yếu, mọi người xung
    quanh sẽ nhận thấy những đóng góp hiệu quả nhưng thầm lặng và bị “lãng
    quên” của bạn. Sớm muộn gì rồi “sếp” cũng sẽ nhận thức được và ghi nhận
    công sức lao động của bạn một cách thích đáng. Bằng cách này, bạn đã tự
    tạo cho mình nhiều động lực để hoàn thành công việc tốt hơn thay vì cứ mãi
    đấu tranh tốn sức với “sếp”.
    Cơn giận dữ đôi khi bắt nguồn từ những đố kị, ghen tuông thông thường.
    Khi cô bạn gái không trả lời cuộc gọi lúc nửa đêm của mình, bạn cảm thấy
    tự ái cá nhân nổi lên và từ đó, những dấu hiệu rạn nứt cho mối quan hệ yêu
    thương giữa bạn và nàng dần hình thành.
    Cách tốt nhất để giải quyết cơn giận dỗi nhất thời này là việc tham khảo
    ý kiến của một người thứ 3. Một ý kiến hoàn toàn khách quan. Khi trình bày
    câu chuyện với người thứ 3 này, bạn sẽ có dịp suy xét lại cốt lõi của vấn đề
    và từ đó sẽ tìm ra những khiếm khuyết tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ gây hiểu
    lầm không đáng có.
    Sẽ là rất khó để bạn có thể điều tiết ngay lập tức cơn giận dữ của mình,
    nhưng, thay đổi dần dần cách suy nghĩ,ứng xử trong từng tình huống cụ thể
    là hoàn toàn khả thi.
    Hãy biết kiềm chế tính nóng nảy, thay đổi quan niệm, tư duy để sống lạc
    quan, yêu đời hơn, cố gắng tránh xa những tình huống dễ gây căng thẳng,
    stress….
    Một ý kiến tốt nếu bạn có thể thông báo cho mọi người biết kế hoạch thay
    đổi bản thân của mình. Chắc chắn, bạn sẽ nhận được nhiều sự động viên,
    khích lệ và cả hỗ trợ của những người xung quanh mình để đạt được mục
    tiêu đã đề ra.
    Một số địa điểm để bạn có thể giải tỏa bực bội là các phòng tập thể thao,
    câu lạc bộ giải trí, một bài nhạc thư giãn hay những phút “trút bầu tâm sự”
    cùng những người bạn thân nhất. Các hoạt động vận động cơ thể rất có ích
    trong việc làm bốc hơi nguồn năng lượng dư thừa do sự bực bội tạo thành.
    Học cách làm giảm bớt cơn giận dữ của mình cũng là yếu tố làm nâng cao
    tuổi thọ của bạn, đơn giản vì nó giúp tránh khỏi chứng cao huyết áp cùng
    những căng thẳng của hệ thần kinh. Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn
    thay vì stress và bực tức vì cơn giận của mình.
    Bạn có thể xem việc bộc lộ cơn giận dữ là một cách để thể hiện bản lĩnh
    của mình, nhưng, đó là một sai lầm vì nó sẽ gây tác động xấu đến những
    người xung quanh và làm rạn nứt mối quan hệ giữa bạn và họ. Do đó, hãy
    kiểm soát và kiềm chế tốt cơn giận dữ của mình.
    Theo Vegeranda / SGN

LÚC TRẺ, TƯỞNG…

  1. Lúc trẻ, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể
    khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.
  2. Lúc trẻ, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn
    vui hơn cả một trận cười.
  3. Lúc trẻ, tưởng đông bạn là hay, bây giờ mới biết chỉ cần một người hiểu
    mình là hạnh phúc lắm rồi.
  4. Lúc trẻ, tưởng cô đơn là ở nơi vắng người, đến giờ mới hiểu, lạc lõng
    giữa nơi đông người mới là tận cùng cô đơn.
  5. Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết không có gì là
    tồn tại mãi mãi cả.
  6. Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, giờ thấy được ngay cả
    một người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi
    mình.
  7. Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn
    ngọt ngào hơn cả kẹo.
  8. Lúc trẻ, rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi lớn lên mới biết sống mà vô
    nghĩa còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.
  9. Lúc trẻ, tưởng nói dối là xấu, giờ mới biết có những lời nói thật đau
    đớn làm sao.
  10. Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, giờ mới biết hạnh
    phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là mình đã
    không nhận thấy.
  11. Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Sau này
    mới nhận ra: “Được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”
    SƯU TẦM