NHỮNG CÂU NÓI CẢNH TỈNH VỀ CUỘC SỐNG

  1. Ớt dù cay nhưng vẫn ăn cả vỏ, chuối dù ngọt nhưng cũng bỏ vỏ đi, có
    những quy luật tự nhiên của tạo hóa mà ta không thể không thừa nhận, vì
    vậy hãy bước tiếp dù đã từng vấp ngã, hãy hy vọng dù đã từng thất vọng.
    Hãy mỉm cười dù nước mắt từng rơi.
  2. Muốn thương nhau thì phải hiểu nhau, muốn hiểu nhau thì phải tin
    tưởng nhau, muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.
  3. Ở đời nhiều lúc hiểu lầm bởi chuyện thị phi chẳng đuôi đầu, cái lưỡi
    người đời luôn thêu dệt rồi tạo nên tuồng lắm bể dâu.
  4. Khi móng tay dài chúng ta cắt móng tay chứ không cắt ngón tay, cũng
    tương tự khi hiểu lầm hãy cắt bớt cái tôi chứng đừng cắt đứt mối quan hệ.
  5. Cuộc đời sao lắm dối gian người hay bằng mặt, nhưng không bằng
    lòng, miệng cười chắc thế đâu chỉ khi hoạn nạn biết đâu chân tình.
  6. Đã biết chốn này là quán trọ, hơn thua thù oán để mà chi, thử ra ngồi
    trước bên phần mộ hỏi họ mang theo được những gì?
  7. Đời người là một hợp đồng trọn gói niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc,
    khổ đau… tất cả chỉ bán chung một gói, không thể mua riêng từng thứ được.
  8. Chơi với người tốt như đi trong sương tuy không ướt áo nhưng mát
    rượi. Chơi với người xấu như đi giữa rừng gươm tuy không bị thương
    nhưng thường sợ hãi.
  9. Đừng bao giờ nhìn vào giàu nghèo mà kết thân, dù người ta tiền vạn
    bạc tỷ cũng chẳng liên quan gì đến bạn. Trên đời có những người dù chỉ một
    cái bánh cũng vì bạn mà bẻ làm đôi, phải học cách nhìn người.
  10. Chẳng ai sinh ra mà đã hợp nhau, một chút nhường nhịn, một chút
    chịu đựng, thêm một chút nhẫn nại….và có cả một chút hy sinh vì nhau thì
    tình yêu mới bền vững!
  11. Lúc khổ chẳng ai thèm nhìn phất lên một cái chín nghìn anh em!
  12. Càng trưởng thành, con người càng lười giải thích. Có khi ai đó hiểu
    lầm, ta thậm chí muốn để họ tự tìm ra câu trả lời theo thời gian. Ta chỉ cần
    những người ta thương hiểu là đủ, còn lại tùy! Cuộc sống là để sống, không
    phải để giải thích!
  13. Làm người không nên dùng trí thông minh của mình để lợi dụng
    người khác, cái ta có được chỉ là vật chất, cái ta đánh mất là nhân cách của
    con người.
  14. Cuộc đời như những chuyến xe, người lên, người xuống, người về,
    người đi. Lúc hội ngộ, lúc phân ly nụ cười tiếng khóc, có khi lặng buồn.
  15. Con người hơn nhau không phải ở địa vị, không phải ở trình độ,
    không phải ở kinh tế, mà là hơn nhau ở cách sống.
  16. Quần áo rách có thể vá, nhà cửa hỏng có thể sửa chữa, chỉ có lòng
    người một khi đã tổn thương thì khó mà hồi phục.
  17. Con người ta sinh ra với 1 cái miệng để nói 1 lời, với 2 cái tai để nghe
    từ 2 phía. Chứ không phải 1 cái miệng nói 2 lời và 1 cái tai chỉ để nghe từ 1
    phía.
  18. Nếu kẻ xấu nói xấu bạn, phán xét bạn mặc dù không biết gì về bạn,
    đừng buồn mà hãy nhớ kỹ một điều “Chó sủa khi gặp người lạ”.
  19. Ai đã từng sống những ngày khốn khổ mới hiểu nhiều giá trị của bình
    an, ai đã qua cảnh đói khát, lang thang mới trân quý từng bát cơm lót dạ.
  20. Khi bạn ném bùn vào người khác có thể trúng, có thể không, nhưng
    tay bạn thì đã vấy bùn. Khi ai đó cố tình làm tổn thương bạn, thì bản thân
    họ cũng đã phải trả giá vì điều đó rồi!

NẾU KHÔNG CÓ TỪ BI

Nếu không có Từ Bi, sự thật biến người ta thành kẻ ưa soi mói
Nếu không có Từ Bi, bổn phận khiến người ta dễ nóng giận.
Nếu không có Từ Bi, sự công bằng làm cho con người ta đâm ra tàn nhẫn
Nếu không có Từ Bi, sự khôn lõi dẫn dắt con người đi tới chỗ láu cá
Nếu không có Từ Bi, sự đon đả biến con người thành kẻ giả dối
Nếu không có Từ Bi, danh tiếng làm bạn trở thành kẻ kiêu ngạo
Nếu không có Từ Bi, của cải làm con người ta trở nên bo bo.
Nếu không có Từ Bi, lòng tin suông sẽ biến bạn thành kẻ cuồng tín
Nếu không có Từ Bi, sự am hiểu đẩy bạn trở thành kẻ cố chấp
Nếu không có Từ Bi, quyền lực khiến người ta trở thành kẻ áp bức
Nếu không có Từ Bi, bạn trở thành tù nhận bởi chính ”trí tuệ ích kỷ” của
mình.

  • Những lý do giải thích vì sao ta nên giúp đỡ người khác.
    Làm điều tốt cho người khác tạo ra một cảm giác hài lòng trong bạn. Bạn
    sẽ cảm thấy hạnh phúc bên trong nếu bạn giúp đỡ người khác.
    Khi bạn giúp một người nào đó thì tự động người đó rơi vào danh sách
    bạn bè của bạn. Giúp đỡ là cách dễ dàng nhất để kết bạn mới và trung thành.
    Bản chất của con người cư xử theo cách tương tự với người khác khi họ
    cư xử với bạn. Vì vậy, nếu bạn giúp một người, thì anh ấy hoặc cô ấy cũng
    sẽ giúp bạn trong thời gian tới.
    Khi bạn giúp đỡ người khác, bạn không chỉ phục vụ trực tiếp người đó
    mà là bạn tạo ra hiệu ứng. Người mà được bạn giúp lần lượt cũng giúp người
    khác. Do đó, bạn tạo ra chuỗi hạnh phúc và gián tiếp giúp đỡ tất cả mọi
    người, qua đó tăng hệ số hạnh phúc không chỉ cho bản thân và người mà
    bạn đã giúp đỡ mà còn là của một nhóm người rộng lớn hơn.
  • Thở ra không thở vào. Hỏi thế gian này cái gì là ”của bạn”?
    Thiện Tri Thức
    Namo Buddhaya

BỐ THÍ ĐỂ TRANG NGHIÊM TÂM

Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ
ở Campà cùng Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được
quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, ở đây có hạng
người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì có hạng người bố thí như vậy,
không được quả lớn, không được lợi ích lớn và do nhân gì, do duyên gì có
hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?
Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm
trói buộc (về kết quả), bố thí với ý nghĩ “tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời
sau”. Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung được cộng trú với
chư Thiên ở cõi trời Tứ Thiên Vương. Khi nghiệp lực được đoạn tận, thần
lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận thì trở lui trạng thái này.
Nhưng ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm không mong cầu,
bố thí với tâm không trói buộc, bố thí không với ý nghĩ “ta sẽ hưởng thọ
cái này ở đời sau”, chỉ bố thí với ý nghĩ “lành thay sự bố thí”. Vị ấy bố thí
để trang nghiêm tâm. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung,
được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi trời Phạm Chúng. Khi nghiệp lực
đoạn tận, thần lực, danh tiếng và uy quyền đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất
lai, không trở lui trạng thái này.
(Tăng Chi Bộ III, chương 7, phẩm Tế Đàn, phần Bố Thí)
LỜI BÀN:
Bố thí là một pháp tu quan trọng, phổ biến, dễ thực hành đối với hàng
Phật tử nhằm cải thiện và tăng thượng phước báo cho tự thân. Bố thí có
nhiều chủng loại, pháp thức, mục đích và tâm nguyện khác nhau. Do vậy,
cùng tu tập về bố thí nhưng tùy mục đích và tâm nguyện của mỗi người mà
có kết quả, phước báo sai biệt.
Điều mà ai cũng biết là bố thí sẽ mang lại phước báo tốt lành trong hiện
tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phước báo, bố thí còn là một
hình thức của tu tập về xả, nhằm đoạn tận chấp thủ và đạt đến ly tham. Do
vậy, hành giả tu tập bố thí phải nỗ lực để vươn tới đỉnh cao Bố thí Ba la mật.
Bố thí Ba la mật là một hình thức bố thí siêu việt chủ thể và đối tượng. Ở
đây, hoàn toàn vắng mặt tác ý phân biệt về người cho, người được cho và
cái đem cho đồng thời siêu việt cả kết quả, nhờ đó công đức trở thành vô
lượng.
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu bố thí với hữu tâm, có điều kiện thì gặt được
phước báo hữu hạn. Đó là phước báo đầy đủ, sung mãn của cõi trời Tứ Thiên
Vương, thuộc Dục giới. Nhưng nếu bố thí vô tâm, không điều kiện, chỉ “lành
thay, sự bố thí”, bố thí để trang nghiêm tâm thì được sanh vào Phạm Chúng
thiên, thuộc Sắc giới. Và điều đáng lưu tâm ở đây là khi hết phước báo ở cõi
trời thì người bố thí hữu tâm sanh lại cõi người, trong khi đó người bố thí
vô tâm sẽ chứng đắc Đệ tam Thánh quả A na hàm, trở thành vị Bất lai, không
còn đọa lạc.
Vì thế, tu tập bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn thì tâm phải
rộng lớn, không mong cầu, không trói buộc, bố thí để trang nghiêm tâm; bố
thí như vậy mới đạt được công đức, phước báo vô lượng.
QUẢNG TÁNH

NIỆM PHẬT VÀ TU VỚI CON NGƯỜI

Ngày xưa, có một đôi vợ chồng trẻ, người chồng hàng ngày đều chăm
chú đọc sách, người vợ một lòng hướng Phật nên ngày ngày đều ngồi trong
phòng tụng kinh niệm Phật rất lâu.
Một hôm, người chồng để ý thấy người vợ ngồi trong Phật Đường không
ngừng niệm: “Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!”
Người vợ cứ chăm chú niệm câu này mãi, niệm đi niệm lại trong một
khoảng thời gian rất lâu. Người chồng thấy vậy liền nghĩ cách đùa người vợ
một chút.
Anh ta bèn đi vào phòng bên cạnh phòng mà người vợ đang niệm rồi bất
ngờ gọi tên người vợ. Người vợ nghe thấy tiếng chồng gọi mình liền ngừng
niệm và quay đầu sang phía người chồng hỏi:
“Có việc gì vậy?”
Người chồng cười cười rồi nói:
“Không có gì, không có gì!”
Người vợ lại tiếp tục quay lại vừa gõ mõ vừa niệm. Một lát sau, người
chồng lại gọi tên người vợ. Người vợ lại nhịn không được liền quay đầu ra
hỏi chồng:
“Rốt cuộc là anh có chuyện gì mà cứ gọi như vậy?”
Người chồng lại cười cười rồi nói:
“Không có gì, không có gì cả.”
Người vợ lại tiếp tục niệm Phật. Nhưng chẳng được bao lâu người chồng
lại gọi tên người vợ. Người vợ lúc này có vẻ rất bực tức quay sang nói với
người chồng:
“Anh rốt cuộc là có chuyện gì mà cứ gọi mãi như thế? Anh cứ gọi như thế
khiến em không thể tập trung tụng kinh niệm Phật được.”
Người chồng lúc này mới đứng lên đi đến bên người vợ và nói:
“Vợ ơi! Anh mới gọi tên em có ba lần mà em đã thấy mệt mỏi và bực tức
rồi. Thế mà, em ngày nào cũng niệm A Di Đà Phật trong một thời gian lâu
như vậy, không biết liệu Ngài có thấy phiền toái không?”
BÌNH:
Thường thì chúng ta muốn thông qua hình thức tụng kinh niệm Phật để
cho đức Phật biết rõ lòng thành kính của chúng ta đối với Ngài. Nhưng mà
chúng ta lại không chú ý tu luyện tâm tính của mình cho tốt mà chỉ chấp
chặt nơi sự thể hiện hình thức bên ngoài. Như vậy, chúng ta chỉ mới tu có
một nửa thôi! Tu với đức Phật thì quá dễ, vì chúng ta phỉ báng, quấy nhiễu
hay tán dương, ca ngợi Ngài thì Ngài cũng thản nhiên như thế .
Tu với Phật ngồi trên tòa sen thì không chắc chúng ta thành Phật, nhưng
với con người mà tu được, với những chướng duyên mà tu được thì chắc
chắn Phật quả sẽ viên thành.
Vài dòng gửi bạn thân, sơ
Tu là trở lại bến bờ tự tâm
Ngày đêm quán niệm âm thầm
Mây tan ló diện trăng rằm Tuệ quang…
NHƯ NHIÊN

NỖI BUỒN LỚN NHẤT CỦA TUỔI GIÀ


Câu chuyện của một người con: “Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại
thông minh. Mẹ nhờ tôi hướng dẫn cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho mẹ những
chức năng cơ bản, rồi bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc.
Lát sau mẹ vào, hỏi lại về một tính năng của điện thoại, tôi chỉ lại cho mẹ.
Thế rồi khi tôi đang xoay xở với một đống việc, mẹ tôi lại vào hỏi tiếp…
Sau cùng, bà than rằng điện thoại mới phức tạp quá, không thể dùng được.
Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang mấy lần khiến tôi bực dọc. Tôi gắt
lên với mẹ.
Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: “Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ”.
“Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được”, tôi sốt ruột đáp.
Khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: “Con
à, mẹ đã già mau quên. Đôi khi mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Con
đừng trách mẹ.”
Dòng tin nhắn của mẹ làm tôi cay mắt. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện
trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Mẹ sợ làm phiền và sợ tôi cáu gắt.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà mày mò
một cách kiên nhẫn, khó nhọc…”
Thái độ trên của người con đã vô tình gửi đến cho người mẹ một thông
điệp: Mẹ đã già rồi, đang dần trở nên lẩm cẩm, phiền hà, vô dụng…
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi già yếu, chính là buộc phải trở nên
“thận trọng” hơn với con mình.
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất
cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng đến một ngày, những “ngọn núi” ấy không còn sừng sững nữa.
Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập
với con.
Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương; trong khi con cái tự cho
mình nhiều kiến thức hơn và dần xem thường cha mẹ.
Đó là một trong những nỗi buồn và cô đơn lớn nhất của tuổi già.
SƯU TẦM

SÁU CÁCH NÓI CẦN HẾT SỨC CẨN TRỌNG

Người sống ở đời, nói chuyện thì dễ, nhưng làm sao để lời nói có giá trị,
mới là điều khác biệt. Bất luận ở độ tuổi nào cũng cần tích “khẩu đức”.
Những lời không nên nói thì đừng bao giờ thốt ra, những chuyện không
được kể thì một chữ cũng đừng nhắc đến.
Đầu tiên, nên hết sức cẩn trọng với 6 loại lời nói sau:

  1. LỜI NÓI BỘC TRỰC
    Lời nói bộc trực là những lời chưa kịp suy xét, vừa nhìn thấy, đã thuận
    miệng thốt ra. Không quan tâm cảm nhận của người khác, không đoái hoài
    sĩ diện của người nghe, chỉ nói cho đã miệng mà không cần biết mình có
    đang tổn thương ai hay không. Những lời nói bộc trực dễ dẫn đến kết cục
    không vui, nếu cẩn ngôn một chút, thì người nghe sẽ dễ chịu mà người nói
    cũng an toàn hơn.
  2. LỜI NÓI HỒ ĐỒ
    Lời nói hồ đồ là những lời đồn thổi không căn cứ nhưng có hại cho người
    và mình. Làm người, nhất định phải làm chủ được những lời mình định nói.
    Những bàn luận thị phi không rõ ràng, tốt nhất đừng tham gia tùy tiện. Lặng
    im là một sự lựa chọn, nhìn thấu mà không nói tận cũng là một loại trí tuệ
    cần tu dưỡng.
  3. LỜI NÓI THAN TRÁCH
    Những lời than trách chỉ chứa đựng cảm xúc bi quan, trách hờn của kẻ
    cầu muốn không được toại nguyện. Thay vì thốt ra những lời buồn bã tiêu
    cực, thể hiện sự vô vọng với cuộc sống, thất vọng với cuộc đời, làm ảnh
    hưởng tâm tình, nhiễu loạn tâm trí, sao không mở rộng lòng ra, nhìn xa một
    chút, cố gắng nhiều hơn để ngày mai có sự thay đổi kỳ diệu?
  4. LỜI NÓI NHẢM NHÍ
    Trước mặt người đừng bàn chuyện phiếm, sau lưng người đừng luận thị
    phi. Những lời nói nhảm không những lãng phí thời gian chính mình, ảnh
    hưởng cuộc sống người khác, mà còn hạ thấp giá trị bản thân, hủy hoại thanh
    danh người bị đề cập. Nên khi nói chuyện, đừng quên tôn trọng người cũng
    là tự trọng cho mình. Rất nhiều mối họa từ miệng mà ra, kẻ nói quá nhiều ắt
    sẽ có sơ suất.
  5. LỜI NÓI NGÔNG CUỒNG
    Người ăn nói ngông cuồng luôn cho mình là đúng, không kiêng nể bất kỳ
    ai, làm việc huênh hoang, làm người lỗ mãng. Họ không biết một khi trời
    đất nổi sấm chớp ắt sẽ mưa lớn, kẻ ăn nói ngông cuồng tất gặp họa to. Cho
    nên làm người, tập khiêm tốn thâm trầm, sẽ vững vàng yên ổn.
  6. LỜI NÓI ĐỘC ĐỊA
    Những lời độc địa luôn khiến người buồn, gây nên sự tổn thương sâu sắc.
    Trên đời này, một câu nói ấm áp có thể sưởi ấm suốt ba đông, một lời rủa
    độc địa khiến lòng người lạnh lẽo ngay giữa những ngày hè. Vết thương của
    dao, dù sâu cũng có ngày liền thịt, sự tổn thương từ những lời độc địa vĩnh
    viễn không thể tiêu tan. Cho nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng xin nhớ
    cẩn trọng ngôn từ, vì lời một khi đã thốt ra, không cách gì thu lại được.
    Giữ mồm giữ miệng thì không phạm lỗi, cẩn thận ăn nói thì không gieo
    họa. Với người là thiện ý, với mình chính là phúc khí (may mắn), cần hết sức
    giữ gìn!
    SƯU TẦM