Nguyên Hán văn:
若復有行身善行、行口善行、行意善行者,當知斯等則為自護。
Dịch nghĩa: “Người nào thân làm việc thiện, miệng nói lời thiện, ý suy nghĩ
thiện, thì mới thực sự là người biết tự thương và tự bảo vệ mình”.
(Tạp A Hàm Kinh số 99, tập 2 Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh)
Có kẻ mỗi sáng thức dậy luôn hứa, sẽ đổi thay, sẽ thương mình hơn hôm
qua, nhưng khi hết ngày, nhìn lại, thấy vẫn chưa làm được việc gì để thương
mình cả. Vẫn nghĩ những điều, vẫn nói những lời, vẫn làm những việc để
mình phải khổ như hôm qua.
Không ai có thể tựa vào một suy nghĩ không tích cực để đứng vững trong
những ngày tối tăm; không ai có thể đem một lời nói ác để bảo vệ mình giữa
miệng lưỡi thế gian, không ai có thể dùng một hành động ác để thương lấy
ngày mai của mình.
Khi chưa biết thương bản thân, chúng ta vẫn còn theo đuổi những thứ
không đáng, và chọn cho mình một điểm tựa sai, rồi một ngày điểm tựa đó
lại đổ xuống đè nặng lòng mình.
Trên con đường đi về phía trước không bao giờ thiếu những khó khăn,
và trong những ngày trưởng thành không bao giờ thiếu những nỗi đau.
Người đã thương mình bằng cách nào? Người đã bảo vệ mình ra sao?
Có kẻ tựa vào tài sản, có người tựa vào quyền lực… Khi trong tay có nhiều
tài sản nhưng không lương thiện, khi trong tay có đầy quyền lực nhưng
không lương thiện; tài sản và quyền lực lúc đó chẳng khác gì thanh kiếm bén
trong tay một kẻ ác, không sớm thì muộn, không hại người thì cũng hại
mình.
Xưa nay, có lẽ ai cũng thấy, chiếc bóng của quyền lực chưa bao giờ cho
người ta nương náu được lâu, nhất là khi bên trong chiếc bóng quyền lực đó
không có sự lương thiện.
Khi không lương thiện tựa vào đâu cũng đổ.
Khi không lương thiện, khi không tử tế, những ngày buồn phía trước sẽ
còn dài lắm.
Mong Người luôn an.
Vô Thường.
Núi. Ngày cũ.
Om Mani Padme Hum
Month: August 2022
TÂM TĨNH LẶNG, ĐỜI TỰ KHẮC AN NHIÊN
Cuộc đời dài đầy thăng trầm, có đắng cay mặn ngọt, muôn màu muôn
vẻ. Bước đi trong thế gian có thăng trầm cũng có tươi sáng. Một số người
kiệt sức và bực bội, một số người bình tĩnh và tận hưởng cuộc sống.
Có người nói:
“Những rắc rối trong cuộc sống đều xuất phát từ trái tim. Bạn nhìn nhận
cuộc sống như thế nào thì cuộc sống sẽ coi bạn như chính con người bạn”.
Thật vậy, trong cuộc sống bộn bề, hãy để tâm mình tĩnh lại thì cuộc sống
sẽ trở nên an ổn và hạnh phúc.
Bước đi trong thế gian, đối xử với mọi thứ bằng sự tĩnh lặng, mọi thứ đều
đẹp.
Khi trái tim tĩnh lặng, thế giới yên tĩnh, và cuộc sống cũng sẽ thuận lợi.
Đừng phá hủy sự yên bình của tâm trí vì sự hỗn loạn của thế giới.
Thời đại ngày càng tiến bộ, nhịp sống trong xã hội ngày nay càng ngày
càng nhanh, và có quá nhiều thứ chiếm trọn cuộc sống của chúng ta, khiến
chúng ta vội vàng, làm việc nhiều và cảm thấy nhàm chán.
Trong nhịp sống gấp gáp như hiện nay, chúng ta dễ cảm thấy kiệt quệ về
thể chất và tinh thần. Một cách vô thức, những điều tầm thường đó trong
cuộc sống lấy đi sự bình yên bên trong của chúng ta và khiến chúng ta trở
nên nông nổi,
Cuộc đời là một cuộc hành trình, bạn cũng nên sống chậm lại một chút,
dừng lại để chú ý đến những khoảnh khắc đẹp đẽ trong đời, đừng quá vội
vàng.
Chỉ bằng cách sống chậm lại, bạn mới có thể nhận ra các chi tiết của cuộc
sống; bằng cách chậm lại, bạn có thể sống vững vàng.
Hãy cảm nhận cuộc sống bằng cả trái tim mình, đừng lãng phí quãng đời
dài vì lúc nào cũng vội vàng, mệt mỏi.
Hãy để bản thân tĩnh tâm, cảm nhận cuộc sống và đừng bỏ lỡ từng
khoảnh khắc tuyệt vời thoáng qua trong cuộc đời.
Thiền Là Sự Nghỉ Ngơi Của Tâm Trí
Thiền là một dạng nghỉ ngơi tinh thần, một loại tu luyện thể chất và tinh
thần, và một loại rèn luyện ý tưởng.
Hãy đặt tâm tĩnh lại và cho tâm an ổn. Đừng để thế giới thay đổi diện
mạo và vẻ đẹp trong trái tim của chúng ta.
“Một cuộc sống nhàn nhã luôn đòi hỏi một trái tim yên bình.”
Ý nghĩa của cuộc sống không phải là bạn làm được bao nhiêu mà là bạn
cảm nhận được bao nhiêu trong trái tim mình. Hãy cho tâm hồn bạn một nơi
để nghỉ ngơi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi tâm trí có một nơi nghỉ ngơi, nó có thể được tự do, không bị gò bó và
bình tĩnh.
Tập yoga cho tinh thần, để trái tim mệt mỏi được kéo căng trở lại. Cho
đôi chân của bạn dừng lại, để những bước chân bận rộn của bạn trở nên bình
lặng.
Bình Tĩnh, Mọi Chuyện Sẽ Nhẹ Nhõm
“Nếu bạn bình yên trong lòng, bạn có thể sống cả đời bằng cách canh giữ
một vài cái cây. Chúng có thể trở thành người bạn tâm giao vĩnh viễn của
bạn …”
Sự cố chấp đôi khi có thể trở thành gánh nặng hoặc thậm chí là nỗi đau.
Đừng ép buộc mọi thứ, nếu không sẽ chỉ mang lại nỗi đau cho bản thân và
khiến bản thân gặp rắc rối.
Đối với nỗi đau, có người ấp ủ và để cho mình đau, không thể tự thoát
ra, trong khi một số người giải quyết nó một cách thờ ơ, cởi mở và thoải mái,
không lạc lối vì đau đớn.
Hãy xem nhẹ, mọi thứ sẽ được giải tỏa. Tâm hồn bình an thì cuộc sống sẽ
bình yên.
Không có gì đạt được, không có gì mất đi. Không buồn, không vui, không
kiêu ngạo khi điều gì đó thành công, và không tuyệt vọng khi điều gì đó bị
mất.
Bình Tĩnh và Nghe Tiếng Nói Bên Trong Của Bạn
Hãy bình tĩnh, lắng nghe tiếng nói và tìm ra những nhu cầu thực sự bên
trong của bạn, để không bị bối rối bởi những ham muốn không cần thiết và
để thực sự sống hạnh phúc.
Đừng để bản thân bị ám ảnh bởi những thứ không quan trọng, khiến bản
thân mất cân bằng nội tâm, mất phương hướng cuộc sống.
Của cải lớn nhất của một người không phải là những thành tựu của anh
ta. Sự giàu có lớn nhất của một người là thỏa mãn tâm trí của chính mình và
tìm thấy sự bình yên và tự do thuộc về trái tim của chính mình.
Chúng ta không nên để xã hội định nghĩa hạnh phúc của chúng ta, không
nên để ngoại cảnh ảnh hưởng đến phán đoán của chúng ta. Chúng ta là
người làm chủ cuộc sống của chính mình.
Ngay cả khi chúng ta không có gì, chúng ta có thể rất hạnh phúc, miễn là
chúng ta có một trái tim tràn đầy. Chúng ta có hạnh phúc hay không luôn là
do chính chúng ta, chứ không phải là được và mất bên ngoài.
Chỉ khi tâm trong sáng, chúng ta mới có thể nhìn thấy bản thể của vạn
vật, khi tâm tĩnh, chúng ta mới có thể nghe thấy tiếng nói của vạn vật.
Tâm An, Cuộc Sống Khắc An Yên
Cuộc sống vốn có nhiều biến số, cách bạn nhìn nhận cuộc sống quyết định
chất lượng cuộc sống.
Nếu không thể duy trì sự bình yên trong nội tâm, bạn có thể lạc lối và trì
hoãn cuộc sống vì những cảm xúc nhất thời.
Hãy tự tu dưỡng, tìm cõi thanh tịnh trong lòng, đừng để thế giới bên
ngoài làm xáo trộn sự cân bằng nội tâm của bạn. Chúng ta nên làm chủ cuộc
sống, đừng để cuộc sống đào thải chúng ta.
Hãy bình thản nhìn cuộc sống và bình yên là chính mình. Hãy nắm chặt
lấy trái tim mình, đừng vì hào nhoáng mà lay động, hãy giữ lấy cõi thanh
tịnh trong tim.
Nếu nội tâm bình lặng, thì dù bên ngoài có mưa gió, vẫn có thể dựa vào
nội tâm bình yên để xây dựng cho mình một khoang tàu ấm áp.
Tâm hồn thanh thản tự nhiên trong sáng, nếu lòng tĩnh lặng thì cảnh đẹp
ở khắp nơi.
TD dịch
TUỔI XẾ CHIỀU
Khi về già, có người sống những tháng năm vui vẻ, có người lại u uất
muộn phiền. Tổng kết lại thì không gì ngoài việc Bạn đã chuẩn bị con đường
lui bước tốt đẹρ cho mình chưa?
Khi về Già, cũng là lúc chỉ còn lại khoảng Thời gian cuối cùng trong đời
người, Bạn đã có con đường lui của mình chưa?
Thứ 1: Có một thân thể mạnh khỏe
Điều này quan trọng nhất, bất kể có tiền haγ không, khi có một thân thể
mạnh khỏe thì đã có những năm tuổi già Hạnh phúc.
Có thân thể mạnh khỏe sẽ không gây thêm phiền phức cho Con Cháu.
Có thân thể mạnh khỏe sẽ không đem tiền tặng cho bệnh viện.
Có thân thể mạnh khỏe thì bản thân mới có niềm vui.
Thế nên, bất kể lúc nào, có thân thể mạnh khỏe mới là con đường lui tốt
đẹρ nhất đời người.
Khi Bạn có tuổi càng cần chú ý, cái gì cũng của người khác, chỉ thân thể
mới là của mình, đó là cái mình phải đem đi.
Ở trong nhà không bằng hoạt động. Bình thường cần chú ý những thông
tin mà thân thể biểu lộ. Đối với thân thể nhất định ρhải chăm chút, định kỳ
kiểm tra sức khỏe, chớ tự làm khó mình.
Cần xem nhẹ tất cả, Tâm tĩnh lại rồi thì bệnh tật sẽ tránh xa.
Thứ 2: Bên mình có Người dìu bước
Đó chính là người chung gối, là bạn đời. Có tuổi rồi, có Bạn đời bầu bạn
mới là Phúc.
Dân gian thường nói:
- Con cháu đầy nhà cười ha hả, chẳng bằng một người Bạn già bên thân.
Haγ như câu: - Con chăm Cha không bằng Bà chăm Ông.
Đâγ không phải thứ tình cảm oanh liệt hoành tráng gì, chỉ là cùng trò
chuyện, bình thản, nhẹ nhàng, đó mới khiến trái tim xúc động nhất.
Có người Bạn đời biết yêu, biết thương, đó mới là Con đường tốt nhất.
Thứ 3: Cuộc sống cần có Quy luật
Con người có Tuổi nhất định ρhải sống có Quy luật.
Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, ngủ nghê… cần phải có Thời gian của mình.
Bởi vì các ‘Linh kiện’ trên thân mình đều đã lão hóa, chẳng thể chịu nổi sức
tàn ρhá của bất quy luật. Ăn uống không được chè chén thỏa thuê. Trưa nhất
định cần ngủ. Với Bạn già : khiêu vũ, chơi bài cũng cần có mức độ.
Kết giao Bạn bè là rất quan trọng, người có Tuổi cũng nên có nhóm của
mình, chớ khéρ kín mình, nhưng kết giao nhất định ρhải cẩn thận.
Chớ kết giao với người có lòng dạ hẹp hòi , ích kỷ, tham lam, vơ vội của
người làm của mình.
Thứ 4: Dành đủ tiền chi tiêu cho mình
Việc này rất quan trọng, chớ đem hết tiền cho Con Cháu. Có tiền rất quan
trọng.
Nếu xảy ra bất trắc gì thì đã có đủ tiền xử lý. Khi có việc cần dùng đến
tiền, tự mình lấy ra, không pρhải ngửa tay xin Con Cháu.
Có tiền ra ngoài, đáng tiêu thì tiêu, đi du lịch một chuyến, mua bộ quần
áo đẹp. Khi tâm tình vui vẻ thì mới cảm thấγ được đã không cô ρhụ bao năm
tháng đã qua.
Thứ 5: Một trái Tim vui vẻ
Con Cháu đều bận rộn, Chúng ta chớ làm ρhiền Chúng. Chúng ta nghỉ
Hưu rồi, nhất định ρhải tìm niềm vui của riêng mình.
Tuổi tác này là quý báu nhất, do đó cần hưởng thụ cuộc sống.
Hát ca, nhảγ múa, du lịch, dạo chơi, thăm thú… xem còn có những phong
cảnh đẹρ nào mà mình chưa xem, nếu điều kiện cho phép thì hãy đi thực
hiện.
Nhất định cần trân quý quãng Thời gian cuối cùng.
Theo Cmoneγ
Nam Phương biên dịch
HÃY THUẬN THEO TỰ NHIÊN
Cảnh giới cao nhất của con người chính là không tranh giành, không so
bì, không giận dữ.
Không tranh giành, không so đo, không tức giận, đó là một loại cảm ngộ
và một thái độ sống.
Làm người, đừng tranh giành, nếu đã là của bạn thì không việc gì phải
tranh giành, không phải của bạn, có tranh giành cũng vô ích.
Như có câu: ” nhẫn một chút sóng yên gió lặng lùi một bước biển rộng
trời cao”.
Có nhiều thứ đã là của bạn thì không việc gì phải tranh giành, không phải
của bạn, có tranh giành cũng vô ích. Bởi vì, nếu tranh giành những thứ
không phải của mình thì có ngày bạn sẽ mất đi, khi nghĩ đến những thứ
không thuộc về mình thì bạn chỉ chuốc lấy phiền phức cho mình mà thôi.
Dù là một mối quan hệ tình cảm hay một vấn đề, mọi thứ đều phải thuận
theo tự nhiên, không phải bạn không thể đấu tranh để giành lấy nó mà là
người khác không thể tước đoạt nó khỏi bạn.
Không ai là có cuộc sống hoàn hảo, cũng không ai là cuộc sống như ý
muốn. Tại sao lại tự làm khó mình vì một vài điều nhỏ nhặt, cuối cùng tự
chuốc lấy đau khổ về mình. Cho dù đó là tình cảm hay sự vật, đó là kết quả
tốt nhất mà bạn không chiến đấu hay cướp đoạt.
Một số người cảm thấy mệt mỏi vì họ muốn quá nhiều, cho dù đó là của
riêng họ hay không, họ muốn tất cả mọi thứ. Một khi người ta chờ đợi quá
nhiều, sẽ càng mệt mỏi, càng giữ chặt hơn, và rồi càng dễ dàng đánh mất
hơn.
Đời người, tranh dành rốt cuộc là vì cái gì?
Chúng ta chỉ là người qua đường. Những người nên ở lại sẽ ở lại, những
người nên ra đi cũng sẽ rời đi, còn những ai đã bỏ lỡ thì hãy để coi là quá
khứ. Một người thực sự trưởng thành không bao giờ tranh cãi về những điều
không có ý nghĩa.
Carnegie nói: “Nhiều rắc rối trong cuộc sống bắt nguồn từ việc chúng ta
mù quáng so sánh với người khác và quên tận hưởng cuộc sống của chính
mình”.
Mỗi người đều có cách sống của mình, cách sống của người khác có thể
không phù hợp với bạn, hãy cứ là chính mình, không cần so đo với người
khác.
Chúng ta sẽ gặp nhiều người như vậy trong cuộc đời, họ thấy người khác
muốn gì và làm những gì, bản thân liền làm y như vậy. nhưng họ không bao
giờ xem xét hoàn cảnh sống của bản thân và luôn cảm thấy cuộc sống của
mình không được như ý muốn.
Trong “Xin Chào Ngày Xưa” có một câu rất đúng: “Cuộc sống đẹp nhất
luôn là cuộc sống của người khác.”
Thực tế thì ai cũng như vậy, chẳng khác nào bố mẹ luôn so sánh bạn với
“con nhà người ta”.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cuộc sống của người khác là tốt nhất,
và những thứ của người khác luôn tốt hơn của mình, nhưng không phải vậy.
Khi bạn ghen tị với cuộc sống của người khác, cũng có người ghen tị với
cuộc sống của bạn.
Trên trời có trời, trên người có người; núi cao còn có núi cao hơn, cứ sống
so đo với người khác thì có ngày bạn sẽ tự đánh mất mình.
Cũng như trên đời không có hai chiếc lá giống nhau, con người cũng vậy,
không cần quan tâm đến người khác.
Cuộc đời ngắn lắm, phải nắm bắt nhịp sống của mình, đừng vội vàng,
đừng tranh giành hay so đo, cứ bình thản mà sống.
Làm người, chúng ta luôn luôn bị dao động bởi sự nóng nảy của mình,
chúng ta sẽ mất bình tĩnh khi gặp chuyện không vui.
Turgenev nói: “Không có gì phải tức giận miễn là tình hình không bị
phóng đại bởi sự tức giận.”
Đúng là con người sẽ gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống, nếu lần nào cũng
giải quyết bằng cách mất bình tĩnh thì cuối cùng họ sẽ bị tổn thương.
Làm người thì đừng tranh giành, đừng so đo, đừng nóng giận, hãy cứ để
thuận theo tự nhiên thôi.
OrangeBooks
ĐỜI SẼ ĐẸP KHI TÂM MÌNH KHÔNG HẸP
- Có nhiều người cho rằng, đợi khi giàu có họ mới bắt đầu hành thiện, tu
tâm, báo hiếu cho cha mẹ… Mà họ lại quên mất rằng là có những người, ta
chỉ mới gặp gỡ hôm nay thôi, nhưng ngày mai đã vĩnh viễn rời xa cõi đời
này rồi. Hoặc có khi cha hoặc mẹ ta mới còn nói nói cười cười đó, nhưng vài
giờ sau đã ra người thiên cổ. Vô thường có bao giờ hẹn trước với ai đâu ? - Nếu kinh tế bạn còn khó khăn thì bạn có thể thăm viếng, chăm nom cha
mẹ bằng cách này hay cách khác. Hoặc một cú điện thoại hỏi han, cha mẹ
bạn cũng thấy ấm lòng. Đâu cần phải tiền đầy tủ, vàng đầy kho thì mình
mới làm cho cha mẹ được vui, mà đôi khi những món quà nho nhỏ, những
cái bánh thơm ngon dâng lên cha mẹ cũng nói lên sự hiếu thảo rồi. - Giàu thì ta có cơ hội lo được cho cha mẹ nhiều hơn, nhưng ta không thể
đổ thừa cho hoàn cảnh nghèo rồi bỏ bê cha mẹ vừa thiếu thốn vật chất, vừa
thiếu luôn tình hiếu tử đối với song thân thì rất tội nghiệp cho người già và
bản thân ta cũng mang nghiệp nặng nề, “sống thì hay gặp xui xẻo và thất
bại, mà chết thì bị đọa thẳng vào nơi thống khổ, đau thương. - Tu tâm, hành thiện cũng thế.
Hành thiện là tạo phước bên ngoài, còn tu tâm là quay về trau dồi đạo
đức bên trong. - Lúc ta thành công thì đừng bao giờ quên giữ cho mình đức tính khiêm
hạ và một lòng tu niệm để giữ cho sự thành công đó được lâu dài, bền bỉ với
thời gian. - Còn lúc ta khổ thì càng phải tu nhiều hơn và tạo phúc từ những việc nhỏ
nhất để mong cải thiện cho hoàn cảnh mình trở nên tốt đẹp.
“Quan trọng nhất là tâm mình đừng nhỏ hẹp, thì cuộc đời sẽ đẹp mà
thôi”…
Chánh Niệm
Namo Buddhaya