Già bệnh chết là một phần của cuộc sống. Khi chúng đến, tốt hơn hết bây
giờ là nhìn nhận cái chết như một phần của cuộc sống, sớm trễ gì nó cũng
đến. Giờ đây quan trọng là lúc chúng ta đang sống cuộc sống hằng ngày
phải thật ý nghĩa. Có nghĩa là hãy giúp người khác ngay khi có thể. Nếu
không, ít nhất là hạn chế việc làm hại người khác. Đó là một đời sống có ý
nghĩa. Đến khi cái chết đến, bạn sẽ không còn lo lắng gì cả.
“ Tôi mang đến cho tôi một cuộc sống đầy hiền hậu, chân thật và từ bi, và
tôi đã làm một số việc tốt cho nhiều người “. Sau đó khi cái chết đến bạn sẽ
cảm thấy hạnh phúc.
Theo truyền thống tôn giáo khác, nếu có Chúa, Chúa sẽ gia hộ bạn. Nếu
không có Chúa, thì chính chúng ta là người tự tạo nên cuộc đời mình. Đó là
định hướng cho một cuộc sống có ý nghĩa. Đó là sự bảo đảm cho kiếp sống
kế tiếp sẽ được hạnh phúc và tốt đẹp. Đó là truyền thống tôn giáo vô thần.
Không có đấng sáng tạo nhưng chính ta là người tạo nên cuộc đời của mình.
Nó giống như kiếp sống chúng ta sau này phụ thuộc một phần vào kiếp sống
trước đó. Việc học hỏi, kết hợp với thực tập mang đến một kết quả tốt trong
kiếp sống của bạn sau này.
Dùng cuộc sống này, giúp đỡ, mang những điều tốt đẹp đến những người
khác, sống từ bi hơn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống sau này. Vì thế, cái
chết là một thứ gì đó kiểu như thay quần áo vậy. Áo quần trở nên bẩn, cũ
thì đó là lúc để thay đổi.
Tương tự thân thể này trở nên quá già nua, đó là lúc để thay đổi một thân
khác. Nên nhìn nhận theo hướng này. Nếu không, cái chết là một cái gì đó
huyền bí và đen tối, bạn có thể cảm thấy quá nhiều lo lắng và sợ hãi. Hãy
sống một đời sống thật ý nghĩa. Đó là một sự bảo đảm cho một cái chết không
còn hối tiếc.
Với một bàn tay rộng mở.
Có lần tôi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ như vầy, “Nếu ta có được một
tôn giáo thì tốt. Nhưng thật ra là nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng
vẫn có thể xoay xở được. Còn nếu như không có những tính chất căn bản
của con người, như là tình thương, tâm từ, lòng tử tế, thì chúng ta sẽ không
thể nào tồn tại được.”
Tôi nghĩ những điều Phật dạy cũng chỉ là làm sao để giúp mình tiếp xúc
lại được những cái hay đẹp căn bản ấy trong ta! Thực hành được bấy nhiêu
thôi, tình thương, tâm từ, lòng tử tế, là ta cũng có thể chuyển hóa được biết
bao nhiêu khổ đau cho mình và người chung quanh rồi phải không bạn?
Trong kinh có ghi Phật vẫn thường nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy
chúng ta với một bàn tay rộng mở, “Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong
cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn.
Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất
cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.”
Phật trao cho chúng ta những gì Ngài biết với một bàn tay mở rộng, minh
bạch, không dấu diếm, không mang ẩn ý. Tình thương, tâm từ, lòng tử tế.
Có lẽ nếu như chúng ta thôi đừng suy luận hay tìm cầu xa xôi, chỉ cần mở
rộng lòng mình ra để tiếp nhận mà thôi, ta sẽ chứng nghiệm được một niềm
hạnh phúc sâu xa, an vui sâu sắc, và con đường của mình đi bao giờ cũng
được che chở bởi bóng mát của một tình thương lớn.
Ngài Dalai-Lama